
1 quả chuối cau bao nhiêu calo? Ăn chuối cau có béo không?
Chuối cau bao nhiêu calo? Chuối cau là loại chuối nhỏ có màu vàng, mùi vị thơm ngon và cực kỳ giàu chất dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy chuối cau có bao nhiêu calo? Ăn nhiều chuối cau có tăng cân không? Cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Chuối cau bao nhiêu calo?
Chuối cau là loại chuối có kích thước khá nhỏ nên hàm lượng calo cũng sẽ thấp hơn so với một số loại khác, trung bình khoảng 100 calo/1 quả chuối. Tuy nhiên, chuối cau bao nhiêu calo cũng vẫn tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng từng quả, cụ thể:
Loại chuối cau | Trọng lượng (g) | Kích thước (cm) |
Lượng calo |
Rất nhỏ | ~ 81 | dưới 15 | 72 |
Nhỏ | ~ 101 | 15 – 18 | 90 |
Trung bình | ~ 118 | 18 – 20 | 105 |
Lớn | ~ 136 | 20 – 23 | 121 |
Rất lớn | ~ 152 | trên 23 | 135 |
Như vậy, dựa vào bảng trên thì với câu hỏi “100g chuối cau bao nhiêu calo?”, câu trả lời sẽ là khoảng 90 calo. Bên cạnh đó, chuối cau có bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào độ chín của quả. Với những quả chuối chín sẽ chứa trên 100 calo, cao hơn so với chuối sống (dưới 100 calo). Bởi chuối chín chứa nhiều đường hơn, trong khi chuối sống lại có lượng tinh bột, kháng tinh bột cao. Tương tự chuối cau luộc bao nhiêu calo? Để luộc thì cần sử dụng chuối cau sống nên lượng calo sẽ dưới 100 calo.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong chuối cau
Sau khi giải đáp chuối cau bao nhiêu calo, tiếp theo chuyên gia sẽ phân tích về những thành phần khác và tác dụng đối với cơ thể của loại trái cây này. Trong đó, ngoài hàm lượng calo thì chuối cau cũng được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng mang lại (dựa trên lượng hấp thu hàng ngày của cơ thể – RDI), có thể kể đến như:
– Kali: 12%.
– Vitamin B6: 20%.
– Vitamin C: 17%.
– Magiê: 8%.
– Đồng: 5%.
– Manga: 15%.
– Chất xơ: 3,1g.
Với những thành phần dinh dưỡng trên, chuối được đánh giá là một loại trái cây mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe cơ thể:
– Tốt cho sức khỏe tim mạch: Chuối giàu kali nên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, thành phần flavonoid – chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
– Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp làm sạch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
– Tốt cho thận: Ăn chuối 4 – 6 lần/tuần sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận lên đến 50%.
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Ăn chuối chín vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, ngoài ra, thành phần bột kháng còn giúp làm giảm lượng đường.
– Phát triển cơ bắp: Người tập gym ăn chuối sẽ giúp việc tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ cơ bắp phát triển, đồng thời giảm tình trạng mất nước trong quá trình tập luyện.

3. Ăn chuối cau có béo không?
Ăn chuối cau có béo không là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh “Chuối cau bao nhiêu calo?”. So với các loại trái cây khác thì chuối có hàm lượng calo khá cao, đặc biệt là với chuối chín nên chắc hẳn vẫn sẽ có nguy cơ khiến cơ thể tăng cân nếu ăn không kiểm soát. Ngoài ra còn có thể khiến tăng lượng đường trong máu.
Theo chuyên gia, bạn nên ăn chuối vừa chín tới để có thể đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, hàm lượng kháng tinh bột trong chuối sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột non, cùng thành phần chất xơ tạo cảm giác no lâu cho cơ thể. Ngoài ra, thành phần kháng tinh bột còn ức chế quá trình lên men, tạo thành một hợp chất giúp đốt cháy calo, mỡ thừa hiệu quả. Điều này giúp bạn có thể sử dụng chuối như một loại thực phẩm giảm cân.
Để giảm bớt nỗi lo khi ăn chuối thì bạn nên ăn một lượng vừa phải, kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để tăng hiệu quả đốt cháy mỡ thừa. Lấy lại vóc dáng thon gọn như mong muốn.

4. Hướng dẫn ăn chuối đúng cách
Chuối là một loại trái cây bổ dưỡng, cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý ăn chuối đúng cách để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc tăng/giảm cân hoặc cải thiện sức khỏe:
– Kết hợp chuối trong khẩu phần ăn mỗi bữa để cân bằng được dinh dưỡng cũng như calo.
– Hạn chế ăn chuối vào buổi sáng, để tránh tình trạng buồn ngủ.
– Tránh ăn chuối khi bụng đói vì có thể gây chướng bụng, ảnh hưởng tim mạch.
– Không ăn chuối quá chín, hạn chế tạo ra các hợp chất gây hại cho sức khỏe.
– Nên ăn chuối trước bữa ăn 15 phút, trước tập thể dục 30 – 60 phút.

>>> Xem thêm:
- Ăn chuối luộc có giảm cân được không? Mẹo giảm cân hiệu quả
- 1 ngày ăn nên bao nhiêu quả chuối để giảm cân
- Cách ăn chuối giảm cân đúng cách, hiệu quả nhanh chóng
- Cách làm bánh yến mạch chuối giảm cân hiệu quả nhất
- 10+ thực đơn giảm cân với chuối giảm 5 kg/ Tuần
Hỏi đáp
Tin Cùng Chuyên Mục

Sơ ri bao nhiêu calo? Ăn sơ ri có tác dụng giảm cân không?
16/09/2022
Ngũ cốc gạo lứt huyết rồng bao nhiêu calo? Cách dùng hiệu quả
22/06/2022
Ngũ cốc Milo bao nhiêu calo? Có tốt không? Giá bao nhiêu?
14/06/2022
Ngũ cốc Calbee trắng bao nhiêu calo? Giảm cân tốt không?
14/06/2022
Ngũ cốc Calbee đỏ bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?
14/06/2022
Cách tính calo nạp vào để giảm cân đơn giản, hiệu quả
13/06/2022
Ngũ cốc giảm cân Trung Quốc bao nhiêu calo? Tốt không?
13/06/2022
Thực đơn Eat Clean giảm cân 1000 calo mỗi ngày
10/05/2022