Da mặt bị ngứa rát, khó chịu là vấn đề thường xuyên gặp phải vào thời tiết mùa hè nóng bức. Tình trạng này có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài nhưng cũng có thể là cảnh báo của cơ thể về các bệnh lý gan, thận,… Cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả.

1. Những triệu chứng da mặt bị ngứa thường gặp

Da mặt bị ngứa, nổi mẩn đỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan rộng, để lại sẹo thâm rất khó phục hồi. Những triệu chứng thường gặp như:

1.1. Triệu chứng ngứa mặt, phát ban ở vùng cổ

Tại sao da mặt bị ngứa là thắc mắc của nhiều người. Việc bị dị ứng với các thực phẩm như: Hải sản, đậu phộng, quả hạnh,… là một trong những phản ứng thường xuyên gặp phải. Lúc này da mặt bị ngứa và kèm theo các nốt ban đỏ, mề đay.

Đây chính là cơ chế của hệ miễn dịch khi thực phẩm được xem là “lạ/độc hại” vào cơ thể. Triệu chứng này cũng sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, thuốc tẩy,… Ngoài ra, các loại bệnh lý da liễu như viêm da, vẩy nến, chứng đỏ mặt (rosacea),… cũng có thể là nguyên nhân chính khiến mặt của bạn bị ngứa.

da-mat-bi-ngua-11

Trường hợp da mặt bị ngứa do dị ứng

1.2. Bị ngứa da mặt nhưng không phát ban

Không phải lúc nào ngứa da mặt cũng đi kèm với nổi ban đỏ. Nếu ngứa da mặt không có triệu chứng rõ ràng khác thì có thể cơ thể bạn đang bị thiếu sắt, dị ứng nước,… Nhiều trường hợp da không phát ban nhưng người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, mắt vàng và mất nước. Đây là triệu chứng của các vấn đề nóng gan, bệnh Hodgkin, bệnh vàng da,… Bạn nên đi thăm khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

1.3. Da mặt ngứa và kèm theo nổi mụn

Đây là một trong những tình trạng rất phổ biến, nhất là vào thời điểm mùa hè. Sự lây lan của các vi khuẩn trên bề mặt da làm cho mụn ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân có thể do dị ứng thời tiết, mỹ phẩm chứa các chất cấm, bít tắc lỗ chân lông hoặc sự thay đổi hormone. Triệu chứng này có thể diễn ra thường xuyên nhưng trầm trọng hơn cả vào mùa nắng nóng.

da-mat-bi-ngua-12

Da mặt bị ngứa kèm theo mụn sưng đỏ

1.4. Da mặt ngứa, mẩn đỏ khi đang mang thai

Da mặt bị ngứa trong thời kỳ mang thai cũng không quá hiếm. Tình trạng này được gọi là ứ mật thai kỳ, thường xảy ra ở tuần thứ 30. Các biểu hiện đi kèm như: Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt,… Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể, Estrogen sụt giảm khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn và gây nổi mụn, mẩn khắp mặt. Bệnh lý này không quá nguy hiểm, vậy nên các mẹ bầu hãy yên tâm nhé!

2. Cách xử lý khi da mặt bị ngứa

Cần phải làm gì khi bị ngứa da mặt là điều được nhiều người quan tâm. Trước tiên bạn cần ngưng sử dụng các thức ăn, mỹ phẩm mà bạn cho là nguyên nhân gây dị ứng. Như vậy sẽ giúp tình trạng không diễn biến nặng hơn. Trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Trường hợp mẩn ngứa kéo dài, gây viêm nhiễm bạn nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân như: Sinh thiết da, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu,…

3. Cách trị da mặt nổi mẩn ngứa tại nhà

Viện thẩm mỹ DIVA gợi ý một số cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà mà bạn có thể tham khảo như:

  • Làm mát da vùng bị ngứa: Bạn có thể dùng gạc lạnh hoặc khăn lạnh áp lên mặt để làm dịu cơn ngứa. Như vậy sẽ không bị tổn thương da vì gãi.
  • Loại bỏ chất gây ngứa: Bạn có thể lau mặt bằng khăn ấm hoặc rửa mặt sạch để loại bỏ chất gây kích ứng trên bề mặt da.
  • Giảm căng thẳng: Bạn nên tập thể dục, nghe nhạc, xem phim,… khi cơ thể thoải mái có thể làm cho tình trạng ngứa thuyên giảm.
  • Dùng thuốc chống dị ứng: Bạn có thể sử dụng kem kháng histamin không kê đơn an toàn để bôi trên da mặt.

da-mat-bi-ngua-13

Dùng khăn lạnh để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

4. Cách điều trị ngứa da mặt theo chỉ định của bác sĩ

Trường hợp da mặt bị ngứa phải làm sao? Nếu các triệu chứng vẫn không giảm sau khi bôi, bạn hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ ngay để xử lý kịp thời. Các phương pháp điều trị của bác sĩ bao gồm:

  • Phương pháp quang trị liệu (sử dụng ánh sáng).
  • Thuốc kê đơn kem kháng histamin hoặc hydrocortisone.
  • Kê đơn thuốc chống trầm cảm.
  • Chất ức chế miễn dịch calcineurin để điều trị viêm da cơ địa.

da-mat-bi-ngua-14

Uống thuốc giảm ngứa theo bác sĩ kê đơn

5. Cách ngăn ngừa tình trạng ngứa da mặt

Tình trạng ngứa da mặt gây nhiều hệ lụy như suy giảm chức năng gan, thận, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ,… Vậy nên bạn cần chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa da mặt bị ngứa. Bạn nên:

  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể hằng ngày.
  • Dùng sữa rửa mặt để làm sạch, phù hợp với từng tình trạng da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để cấp ẩm, ngăn ngừa khô da.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề cần thiết như:

  • Không gãi vào vùng bị ngứa để tránh vi lây lan vi khuẩn cũng như tổn thương da.
  • Tránh xa các thực phẩm mà bạn đã có lịch sử dị ứng.
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sản xuất, hết hạn hay có thành phần lột tẩy da,…

da-mat-bi-ngua-15

Chăm sóc da hàng ngày để hạn chế cảm giác ngứa ngáy

Viện thẩm mỹ DIVA hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc da mặt bị ngứa phải làm sao? Hãy thăm khám bác sĩ sớm nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hoặc trở nặng để kịp thời xử lý nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá