Sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa mũi, chúng ta cần phải biết cách vệ sinh mũi sau khi nâng đúng chuẩn. Bởi việc vệ sinh, chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật là điều vô cùng quan trọng, việc này ảnh hưởng quyết định đến hơn 50% kết quả cuối cùng. Hãy tham khảo ngay những lưu ý về vệ sinh mũi đúng cách ở dưới đây nhé!

Cách vệ sinh mặt sau khi nâng mũi tại nhà

Trước khi thực hiện cách vệ sinh mũi sau khi nâng, bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau đây để có thể tiến hành làm sạch vết thương hiệu quả, an toàn tại nhà. 

  • Bông tẩy trang
  • Bông y tế
  • Dung dịch sát khuẩn Betadine
  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9%

1. Cách vệ sinh mũi sau khi nâng tuần đầu tiên

Một điều bạn tuyệt đối không bao giờ được quên trước khi tiến hành vệ sinh mũi đó chính là phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa chuyên dụng. Sau đó, bạn chỉ cần làm theo cách bước như hướng dẫn dưới đây là đã vệ sinh sạch sẽ chiếc mũi sau khi phẫu thuật rồi. 

 

  • Lấy dung dịch sát khuẩn Betadine cho 1 lượng vừa đủ vào bông tẩy trang
  • Nhẹ nhàng di chuyển bông tẩy trang trên vết mổ để sát khuẩn, sử dụng lực thật nhẹ, tránh đè mạnh tay
  • Dùng nước muối sinh lý thấm vào bông gòn y tế
  • Lấy bông thấm nước muối lau lại thêm 1 lần nữa tại vết mổ ở mũi, di chuyển nhẹ nhàng

Đối với những người có thực hiện thu gọn cánh mũi, thì cũng thực hiện các bước tương tự như trên tại 2 bên cánh mũi để sát khuẩn và làm sạch. 

cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-1
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng tại nhà

Đối với những ngày đầu tiên 1 – 3 ngày, vị trí mũi, má, mắt, trán bị sưng và hơi đau, bạn tránh sử dụng khăn lau mặt để vệ sinh. Thay vào đó, hãy dùng bông tẩy trang thấm nước sạch hoặc dung dịch muối sinh lý để vệ sinh da một cách nhẹ nhàng để không bị đau khi chạm tới. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, vào tuần đầu tiên vết thương chưa lành hẳn và đang trong quá trình hồi phục, vì thế, rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Để tránh tình trạng bị nhiễm trùng, cách vệ sinh mũi sau khi nâng ở tuần đầu là bạn cần phải lau vết thương mổ bằng dung dịch sát khuẩn Betadine và nước muối sinh lý khoảng 3 – 4 lần/ngày. 

2. Cách vệ sinh mũi sau khi nâng lúc vết mổ bắt đầu liền

Sau 1 tuần nâng mũi, các vết mổ sẽ bắt đầu liền lại, đặc biệt kể từ ngày cắt chỉ, vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng. Trong khoảng thời gian này, tại vị trí mổ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, hơi khó chịu bởi tại vết mổ đang hình thành da non. Chính thời điểm này đòi hỏi bạn phải biết cách vệ sinh mũi sau khi nâng để tránh vết thương bị nhiễm trùng, hình thành sẹo hay biến chứng. 

Vì vết thương đang bắt đầu liền lại, nên bạn sẽ không cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine nữa, thay vào đó là sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để diệt khuẩn, kháng viêm, làm sạch da và vết thương. Sau khi cắt chỉ, bạn sẽ không cần phải đeo băng, vết thương sẽ tiếp nhiều hơn với không khí, bụi bẩn,… Do đó, việc vệ sinh bằng muối là vô cũng quan trọng. 

Bên cạnh sử dụng nước muối là cách vệ sinh mũi sau khi nâng, thì khoảng thời gian sau khi cắt chỉ, bạn cần thoa loại kem chống sẹo để ngăn ngừa hình thành sẹo lồi, lõm tại vết mổ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Tuyệt đối không được tự ý bôi thuốc kháng sinh nếu không có sự cho phép, chỉ định của bác sĩ. Trường hợp mũi bị sưng, bạn nên chườm đá đề giảm sưng và chườm nước ấm đề làm tan máu bầm.

cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-2
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng khoảng 2 tuần

3. Cách vệ sinh mũi sau khi nâng khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng

Đối với những trường hợp đặc biệt, sau khi nâng mũi có các đặc điểm như chảy dịch, chảy máu, sưng bầm đen, đau nhức dữ dội, lộ sụn, có vết thương hở,… bạn cần phải nhanh chóng vệ sinh bằng nước muối sinh lý rồi tìm đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm trả vết mổ. 

Tuyệt đối, không được tự lựa chọn cách vệ sinh mũi khi nâng bằng những mẹo dân gian. Bởi sẽ gây viêm nhiễm nghiêm trọng, để lại biến chứng về sau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sức khỏe của bạn. 

cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-3
Nếu mũi có dấu hiệu bị nhiễm trùng hãy vệ sinh bằng nước muối sau đó đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra

Chăm sóc mũi sau khi cắt chỉ tại nhà đúng cách

Sau khi mũi được cắt chỉ, bạn không nên chủ quan trong việc vệ sinh cũng như chăm sóc. Bởi đây là giai đoạn mũi bắt đầu định hình dáng mũi, vết thương bắt đầu liền để tạo cấu trúc mũi chuẩn. Do đó, chăm sóc mũi sau khi cắt chỉ thật sự rất quan trọng. 

Ngoài việc lựa chọn cách vệ sinh mũi sau khi nâng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để chăm sóc mũi đúng cách, chuẩn an toàn khi đã cắt chỉ. 

1. Chế độ ăn uống khoa học 

Một trong những lưu ý đầu tiên về cách chăm sóc mũi sau khi cắt chỉ đó chính là chế độ ăn uống khoa học. Những ai sau khi thực hiện nâng mũi cũng sẽ được bác sĩ dặn dò cần kiêng cữ một số thực phẩm đặc biệt, những loại thức ăn nào cần bổ sung nhiều để giúp mũi ổn định và không bị sưng viêm. 

Đến giai đoạn sau khi cắt chỉ, chế độ ăn uống kiêng cử vẫn cần được tiếp tục thực hiện. Bởi tuy vết thương đã khô, đang trong giai đoạn liền lại, nhưng thật sự vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Nếu bạn không kiêng các loại thực phẩm như thịt bò, thị gà, rau muống, hải sản, nếp, thuốc lá, rượu bia,… thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm lành vết thương và định hình dáng mũi. 

cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-4
Không nên ăn hải sản sau khi nâng mũi

Ngoài việc kiêng cữ, bạn cần phải bổ sung thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu vitamin C, A, E, chất khoáng, Protein thực vật,… nhằm giúp kích thích vết thương mau chóng lành hẳn, mũi được cố định dáng đẹp chuẩn hơn. Điều này còn có lợi cho sức khỏe cũng như làn da của bạn nữa đấy. 

cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-5
Ăn nhiều rau củ, trái cây giàu vitamin C, A, E

2. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh việc thực hiện các cách vệ sinh mũi sau khi nâng, duy trì chế độ ăn uống khoa học, bạn còn phải có chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý để giúp vết thương mong lành, cơ thể không bị suy nhược, mệt mỏi hay bị bệnh. Tư thế nủ cũng là một lưu ý cần phải nhớ, bạn không nên nằm ngủ nghiêng, ngủ sấp người hay dùng gối, lấy tay để che mặt. 

Những tư thế ngủ trên sẽ khiến sống mũi bị đè áp lự, gây tình trạng bị lệch, vẹo, lộ sụn, lâu lành vết thương. Hãy chỉ nằm ngửa trong quá trình ngủ thôi nhé! 

cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-6
Không nên ngủ nghiêng, nằm sấp hay đè gối, chăn, tay lên mặt sau khi nâng mũi

Ngoài ra, trong quá trình vết thương lành, lên da non, sẽ có hiện tượng ngứa ngáy, bạn tuyệt đối không được sờ tay lên và gãi. Vì hành động này sẽ khiến đưa vi khuẩn từ tay lên mũi, gây viêm nhiễm cũng như tác động từ tay sẽ khiến sụn mũi bị lệch, vẹo, mất cân đối. 

Đánh giá