Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng là tình trạng có thể liên quan đến các yếu tố nội tiết từ mẹ. Loại mụn này không gây nguy hiểm đến trẻ, nhưng phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, có thể dẫn đến viêm da, xuất hiện mụn mủ hoặc gây tổn thương cho bé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những nguyên nhân này để có thể tìm được hướng điều trị phù hợp nhất, an toàn cho trẻ.

1.1. Nguyên nhân phổ biến

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng xuất hiện ngay từ khi bé vừa mới chào đời và có thể tự hết sau vài tháng sau đó. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là sự thay đổi nội tiết tố ở người mẹ trong giai đoạn mang thai. Sau khi sinh, các kích tố của mẹ vẫn còn lưu lại và truyền qua con thông qua nguồn sữa khiến da bé bị bít tắc tuyến nhờn ở mũi, má và làm xuất hiện các mụn đầu trắng li ti.

Bên cạnh đó, các yếu tố hormone của mẹ trong quá trình mang thai cũng có thể làm xuất hiện mụn trên da trẻ. Bản chất làn da của các bé còn rất mong manh và nhạy cảm. Ngoài ra, chưa hoàn thiện hoàn toàn nên các khả năng kiểm soát mồ hôi, tuyến bã nhờn của da còn hoạt động rất kém. Tình trạng này làm ứ đọng các bã nhờn và bụi bẩn. Và mụn đầu trắng xuất hiện cũng là do nguyên nhân này.

Một yếu tố khác cũng được cho rằng có ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng chính là do những tác động từ mẹ. Ví dụ như mẹ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khi còn đang cho con bú hay thường ăn các loại đồ ăn cay nóng. Điều này cũng có thể làm nổi mụn đầu trắng trên da của trẻ sơ sinh.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-1
Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng nguyên nhân có thể liên quan đến nội tiết tố của mẹ khi còn trong bào thai

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng cũng có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề về da liễu. Do đó, phụ huynh không nên chủ quan. Nếu thấy trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng lâu ngày kèm theo những triệu chứng như ngứa rát, khó chịu,… phụ huynh có thể xem xét đưa trẻ đến các cơ sở da liễu uy tín, an toàn để thăm khám và điều trị nhé.

Một số bệnh da liễu có thể làm nổi mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh như:

  • Bệnh chàm sữa: có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: do dị ứng nấm mốc, thú cưng, bụi bẩn, cơ địa dị ứng hay di truyền từ cha mẹ,… Ngoài việc xuất hiện trên mặt, các dấu hiệu khác của chàm còn có thể nổi ở khuỷu tay hay đầu gối. Một số trường hợp còn kèm theo các dấu hiệu dị ứng. 
  • Bệnh mụn hạt kê (Milia): cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng. Tình trạng này là do các tế bào chết còn đọng lại dưới lỗ chân lông và chưa thoát ra được. Thường các nốt mụn này chỉ kéo dài trong vài tuần nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.
  • Ban đỏ nhiễm độc: Đây là một dạng tự phát và tự lành, không để lại di chứng, không gây nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu của hiện tượng này, trên da trẻ có thể xuất hiện các nốt mụn đầu trắng. Trường hợp này chỉ kéo dài trong 5 – 12 ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-2
Bệnh chàm sữa cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

2. Hình ảnh trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Thông thường, mụn đầu trắng sẽ xuất hiện ở mặt, cổ, và trên người. Tình trạng này có thể tự biến mất sau vài tuần hoặc cũng có những trường hợp phải mất đến vài tháng để chúng tự biến mất.

Mặc dù, các bệnh về da này không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không vì thế mà chủ quan. Để đảm bảo sức khỏe trẻ phát triển một cách toàn diện, tốt nhất phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thông tin chính xác, phù hợp nhất.

Dưới đây là một số hình ảnh về tình trạng này:

  • Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng trên đầu

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-tren-dau-3

  • Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng trên mặt

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-4

  • Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng ở cổ

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-5

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mụn đầu trắng ở người

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-6

3. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Các chuyên gia cho rằng, mụn đầu trắng là loại lành tính và có thể tự biến mất, với điều kiện các phụ huynh phải lưu ý những điều sau đây: 

  • Vệ sinh da cho bé nhẹ nhàng hàng ngày bằng khăn ấm để tránh gây trầy xước và kích ứng da.
  • Dưỡng ẩm là điều cần thiết để hạn chế mụn phát triển và ngăn ngừa các tổn thương, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng.
  • Đừng tự ý nặn hoặc chạm vào nốt mụn, việc này là bạn đã vô tình gây kích ứng và khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý, các phụ huynh nên mang bao tay cho bé để hạn chế tình trạng bé vô tình gây tổn thương da của mình.
  • Việc tắm cho bé cũng giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, dầu thừa, từ đó hạn chế các nguy cơ hình thành mụn. Do đó, phụ huynh nên cân đối tắm cho bé để giữ vệ sinh cho da và ngăn ngừa mụn.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị mụn cho bé nếu không được tham vấn bác sĩ chuyên môn.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-7
Phụ huynh nên chú ý việc chăm sóc và vệ sinh khi trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

4. Các cách chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách sẽ có thể để lại sẹo và mất thẩm mỹ trên da bé. 

Mỗi nguyên nhân sẽ có cách chăm sóc và điều trị khác nhau, phụ huynh có thể tham khảo một vài phương pháp xử lý đơn giản khi thấy trẻ sơ sinh bị mụn đầu trắng dưới đây (lưu ý nên tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ)

4.1. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là sản phẩm khá an toàn và lành tính, có thể sử dụng trên da trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng mà không gây dị ứng hay các vấn đề nào khác. Trong dầu dừa chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu da đồng thời dưỡng ẩm hiệu quả. 

Các phụ huynh có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lau da của bé nhẹ nhàng với nước ấm.
  • Bước 2: Sử dụng bông gòn hay khăn sữa (có thành phần dịu nhẹ) thấm dầu dừa. 
  • Bước 3: Sau đó nhẹ nhàng chấm lên các vùng da bị mụn của con.
  • Lưu ý: Thực hiện ngày 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi mụn hết hoàn toàn.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-8
Có thể sử dụng dầu dừa để chăm sóc da trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

4.2. Dùng nước muối sinh lý

Việc dùng nước muối sinh lý cũng là cách chăm sóc khá an toàn đối với các trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng. Khi sử dụng nước muối sịnh lý có thể hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng hay để lại sẹo trên làn da của con. Một lưu ý nhỏ dành cho phụ huynh, vì da của các bé rất mỏng, nên pha loãng nước muối để tránh làm xót da, nhất là ở những vùng mụn đã bị vỡ.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh da nhẹ nhàng cho bé.
  • Bước 2: Sử dụng nước muối sinh lý pha với nước ấm để làm loãng dung dịch.
  • Bước 3: Lấy khăn sữa hoặc bông gòn thấm nước muối và nhẹ nhàng lau lên các vùng da nổi mụn.
  • Lưu ý: Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-9
Có thể sử dụng nước muối sinh lý pha loang để chăm sóc da trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

4.3. Sử dụng nha đam

Mặc dù, cả mẹ và bé không được ăn nha đam. Nhưng khi sử dụng trên da, nha đam là nguyên liệu lành tính nên rất an toàn và không gây dị ứng hay bất cứ vấn đề nào. 

Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm cảm giác ngứa rát khó chịu cho các bé. Ngoài ra, gel của nha đam còn hấp thụ lượng dầu thừa trên da, nhờ đó có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng.

Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch da cho bé trước khi đắp nha đam.
  • Bước 2: Chuẩn bị nha đam, rửa sạch, gọt bỏ vỏ và chỉ lấy phần gel trắng bên trong.
  • Bước 3: Đun sôi gel nha đam với một ít nước trong vài phút.
  • Bước 4: Lọc phần nước cốt và đợi cho hỗn hợp nguội.
  • Bước 5: Sử dụng bông gòn hoặc khăn sữa thấm nước cốt và đắp lên vùng da bị mụn.
  • Lưu ý: Nên thực hiện hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-10
Gel nha đam có tác dụng làm dịu, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

5. Giải thích về hiện tượng trẻ em bị nổi mụn nước khắp người

Ngoài việc trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng, hiện tượng trẻ bị nổi mụn nước khắp người cũng khiến rất không ít nhiều cha mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia, nếu các bé của bạn có biểu hiện này có thể bé đã mắc phải một trong các bệnh ngoài da sau đây:

5.1. Rôm sảy

Dấu hiệu của rôm sảy thường thấy là những hạt nhỏ màu hồng, cứng, có chứa nước ở các vị trí như: lưng, ngực, bắp tay và bắp chân. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị đè ép khiến mồ hôi không được thông thoáng. 

Rôm sảy là bệnh không khó điều trị, phụ huynh có thể sử dụng nhiều cách để chăm sóc da cho trẻ. Tuy nhiên, cần đảm bảo 3 yếu tố: chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-11
Bệnh rôm sẩy ở trẻ sơ sinh

5.2. Chốc

Triệu chứng chốc ở các bé có biểu hiện: những nốt mụn đỏ có nước, mụn vỡ sẽ làm chảy dịch vài ngày rồi đóng vảy. Bệnh thường xuất hiện ở da mặt, vùng mũi và miệng và dễ lây lan.

Khi bé có những biểu hiện trên, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị, cách vệ sinh vết chốc an toàn.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-12
Chốc là bệnh lý có thể gây ra hiện tượng nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh

5.3. Chàm sữa

Tình trạng này thường gặp ở trẻ khoảng 6 tháng tuổi với biểu hiện chàm sữa ở hai bên má, mặt và có thể lan khắp cơ thể. Ban đầu trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng, sau mẩn đỏ và phát triển thành các mụn nước nhỏ li ti. 

Để phòng ngừa và điều trị bệnh chàm sữa, cha mẹ lưu ý nên vệ sinh da sạch sẽ. Biện pháp tốt nhất, phụ huynh nên đưa bé đi khám để được theo dõi và điều trị kịp thời.

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-13
Biểu hiện ban đầu của bệnh chàm sữa là những nốt mụn đầu trắng

5.4. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus thuộc nhóm Entero gây ra. Ngoài triệu chứng trẻ nổi mụn nước khắp người, bệnh tay chân miệng còn có các biểu hiện khác: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng. Đầu tiên, mụn nước xuất hiện ở niêm mạc miệng; sau đó xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, mông rồi sẽ tự xẹp.

Với trường hợp này, phụ huynh cần đưa con đi thăm khám để được chẩn đoán tình trạng, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

tre-so-sinh-noi-mun-dau-trang-14
Việc nổi mụn nước đầy người ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng đều không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, với làn da non nớt của các bé cùng sức đề kháng kém, phụ huynh cũng nên đưa các bé đi thăm khám để đảm bảo an toàn hơn, nếu các triệu chứng mụn đầu trắng kéo dài. Viện thẩm mỹ DIVA hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh nhiều thông tin hữu ích.

Đánh giá