Sứa biển là gì? Ăn sứa có tốt không là điều nhiều người lo lắng khi chọn mua thực phẩm này. Sứa là một trong những món ăn yêu thích của người Việt, thường hay có nhiều vào mùa hè, chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong bài viết này, Viện thẩm mỹ DIVA sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như các món ngon từ sứa.

1. Sứa biển có công dụng gì đối với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu ăn sứa có tốt không, chúng ta hãy tìm hiểu một số điều về chúng đã nhé!

1.1. Ăn sứa có tốt không và thành phần dinh dưỡng gì?

Sứa được xếp vào loại động vật thân mềm, thuộc lớp nhuyễn thể, sinh sống ở môi trường nước chủ yếu là ở biển. Chúng di chuyển dưới nước bằng cách co bóp dù, đẩy nước qua khoang miệng đồng thời tiến lên theo hướng ngược lại.

Để biết được ăn sứa có tốt không, chúng ta hãy xem qua thành phần dinh dưỡng của loại động vật này nhé!

Trong 100g sứa chứa những chất dinh dưỡng sau:

  • 12.3g chất đạm:
  • 0.1g chất béo:
  • 3.9g đường:
  • 182mg canxi, 9.5mg sắt, cùng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng khác như phốt pho, magie, selen,…

1.2. Lợi ích của việc ăn sứa

Vậy ăn sứa có tốt không, Viện thẩm mỹ DIVA điểm qua một số công dụng của thực phẩm này đối với sức khỏe như sau:

  • Bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể: Sứa đem lại nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể như đạm (protein), chất chống oxy hóa và một số khoáng chất khác.
  • Làm giảm nguy cơ bị bệnh tim: Sứa có nhiều axit béo omega 3, 6 giúp ích rất nhiều cho sức khỏe về tim mạch.
  • Chống oxy hóa cho các tế bào cơ thể: Tế bào cơ thể bị stress oxy hóa là do cơ thể không tự trung hòa được gốc tự do. Điều này khiến con người lão hóa, bệnh tận. Hàm lượng selen trong sứa sẽ giúp bạn chống lại quá trình oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Tăng cường trí nhớ: Vì sứa chứa hàm lượng Choline rất cao nên có khả năng tổng hợp DNA, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Đồng thời sản xuất lượng chất béo cần thiết cho màng tế bào, giúp não bộ xử lý thông tin tốt và trí nhớ lâu hơn.
  • Nuôi dưỡng da tươi trẻ: Vì sứa có nhiều collahgen nên sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc tái tạo tế bào và đẩy lùi quá trình lão hóa.
  • Chữa tình trạng huyết ứ: Ăn sứa giúp bạn giảm nóng trong, nổi mụn, ho có đàm, bị táo bón hay nhức mỏi,…
Sứa
Sứa biển mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

2. Sơ chế sứa đúng cách, sạch và an toàn

Ngoài thắc mắc ăn sứa có tốt không, nhiều người còn lo lắng phải làm sao để chế biến thực phẩm này đúng cách, không bị ngứa miệng. Nếu có cùng thắc mắc trên, bạn hãy xem hướng dẫn dưới đây của Viện thẩm mỹ DIVA để biết cách chọn mua cũng như sơ chế sứa phù hợp.

Cách mua sứa tươi ngon:

  • Nếu bạn chọn mua, hãy lựa con sứa có thịt dày, màu phớt hồng và phủ phấn như rải muối. Khi sờ vào, sứa không bị nhũn, nát, chảy nước hay dính bết.
  • Nếu bạn muốn chế biến sứa đông lạnh hoặc khô thì nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng.
  • Không nên tự bắt sứa rồi chế biến mà chưa sơ chế kỹ càng. Bởi lẽ, trong sứa có chứa nhiều chất độc gây ngứa cần loại bỏ.

Cách sơ chế sứa tươi như sau:

  • Bước 1: Sau khi lựa chọn sứa tươi, bạn nên đem đi rửa sạch với nhiều nước, mổ để loại bỏ chất độc trong nang trâm ban của chúng.
  • Bước 2: Cắt sứa thành từng miếng vừa ăn, rửa lại với nước nhiều lần cho bớt nhớt. Pha nước muối loãng với phèn chua rồi cho sứa vào ngâm. Mục đích của công đoạn này là giữ nguyên nước trong thân sứa để không bị teo tóp.

Lưu ý:

  • Khi ngâm sứa, bạn nên thay nước mới khoảng 3 lần. Với mỗi lần thay nước, bạn vẫn cho muối và phèn chua vào tương tự.
  • Cách sơ chế kiểu truyền thống mà các mẹ hay sử dụng chính là ngâm sứa với nước lá lăng, vỏ sú vẹt và lá ổi, củ nâu. Điều này sẽ giúp sứa tránh bị tan mất.
  • Bước 3: Khi thịt sứa bắt đầu chuyển qua màu đỏ hay vàng nhạt, bạn hãy lấy ra rồi ngâm với nước lạnh để giảm bớt độ mặn của muối.
  • Bước 4: Cắt sứa thành từng miếng vừa ăn, sau đó rửa bằng nước sôi để nguội. Hoặc bạn có thể ngâm sứa với nước gừng trước khi bắt đầu chế biến.
  • Cách sơ chế sứa khô như sau:

    • Bước 1: Rửa sứa biển qua nước sạch nhiều lần để loại bỏ tạp chất cũng như độ mặn của chúng.
    • Bước 2: Ngâm sứa với nước lạnh khoảng 30 phút.
    • Bước 3: Chần sứa với nước sôi cỡ 80 độ C trong 30 giây rồi vớt ngay ra tô nước lạnh.
    Sứa
    Sơ chế sứa đúng cách, sạch sẽ

    3. Những món ngon làm từ sứa

    Ăn sứa có tốt không và nên chế biến thành những món thế nào? Không quá khó để chế biến nhiều món ngon từ sứa. Hầu như người dân Việt Nam này cũng biết đến món ăn này, đặc biệt thưởng thức vào mùa hè thì càng tuyệt vời hơn. Dưới đây là một số công thức chế biến sứa mà thẩm mỹ viện DIVA sưu tầm được.

    3.1. Gỏi sứa xoài xanh

    Vị chua dịu của xoài, ngọt tự nhiên của cà rốt, thơm của đậu phộng kết hợp với sứa dai giòn sực chắc hẳn sẽ tạo nên cảm giác đầy thú vị đối với bạn. Đặc biệt, kết hợp món ăn này với bánh tráng nướng sẽ càng ngon hơn.

    Sứa
    Món sứa trộn với xoài xanh, cà rốt hấp dẫn cho gia đình

    3.2. Gỏi sứa hoa chuối

    Món nộm sứa hoa chuối đầy tươi mát và thơm ngon sẽ là món ăn không thể cưỡng lại đối với bất cứ ai. Đây là món ăn dễ thực hiện, tốt cho sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua.

    Sứa
    Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các nguyên liệu để làm món gỏi sứa hoa chuối

    3.3. Nộm sứa dưa hấu

    Đừng bỏ qua phần cùi của trái dưa hấu nhé, khi kết hợp với sứa, tôm, thịt sẽ tạo nên một món ăn tuyệt vời đấy. Món ăn này có hương vị thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể và hơi “tốn” cơm đấy. Ngoài những công thức trên, bạn có thể tận dụng sứa để chế biến thành các món ăn như bún, lẩu, canh, xào,…

    Gỏi sứa
    Món gỏi dưa hấu thú vị, lạ miệng

    4. Cần lưu ý gì khi ăn sứa?

    Ngoài những lợi ích về sức khỏe, ăn sứa có tốt không cũng bị tác động ít nhiều bởi cách bạn chế biến. Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế khuyến cáo rằng, người dân trước khi nấu ăn cần chế biến sứa tươi đúng cách để loại bỏ độc tố, tránh gây hại cho sức khỏe.

    Bạn nên lưu ý một số điều như sau khi ăn sứa:

    • Tuyệt đối không ăn sứa tươi nếu chưa sơ chế chúng sạch sẽ, an toàn và loại bỏ hoàn toàn độc tố.
    • Không nên tiếp xúc vào xúc tua của sứa còn sống vì bộ phận này chứa nhiều độc tố nematosyst gây bỏng rát da. Chất độc này thường bị sứa phun ra để tự vệ, vì vậy bạn cần cẩn thận khi xử lý các xúc tua.
    • Không nên cho trẻ nhỏ ăn sứa. Dù đã qua chế biến nhưng cơ quan tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn còn yếu, nếu ăn vào sẽ dễ bị ngộ độc, ói mửa, tiêu chảy.
    • Tốt nhất là sơ chế sứa tươi bằng cách ngâm 3 lần nước muối với phèn chua. Chờ khi sứa chuyển sang màu đỏ hay vàng nhạt rồi mới tiếp tục những bước sơ chế tiếp theo và nấu ăn.
    Sứa
    Một cách giúp giảm độ tanh của sứa chính là bỏ thêm rau thơm và chuối chát

    Trên đây là giải đáp về việc ăn sứa có tốt không cũng như hướng dẫn sơ chế thực phẩm này an toàn, đúng cách. Ngoài ra, Viện thẩm mỹ DIVA cũng đã chỉ dẫn cho bạn những công thức chế biến sứa, hy vọng chị em đã biết chế biến các món ăn ngon từ thực phẩm này cho gia đình của mình.

    Đánh giá