Sầu riêng là một loại trái cây rất được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon đặc biệt. Tuy nhiên, việc ăn sầu riêng có tốt không vẫn còn là niềm băn khoăn của nhiều người. Để giải đáp cho thắc mắc này hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA đánh giá về lợi ích và tác hại của loại quả này mang lại cho cơ thể qua bài viết sau đây nhé!

1. Ăn sầu riêng có tốt không? Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề “ăn sầu riêng có tốt không“, hãy xem giá trị dinh dưỡng của loại quả này như thế nào nhé! Không chỉ có mùi vị ngon khó cưỡng, sầu riêng còn được xếp vào danh sách những loại trái cây chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào nhất.

Cụ thể trong 243g thịt sầu riêng chứa: 357 calo, 66g carbs, 13g chất béo, 9g chất xơ, 4g protein. Đồng thời cung cấp hàm lượng giá trị dinh dưỡng hàng ngày gồm: 80% vitamin C, 61% thiamine, 39% mangan, 38% vitamin B6, 30% kali, 29% riboflavin, 25% đồng, 22% folate, 18% magie và 13% niacin. Ngoài ra, sầu riêng còn chứa những hợp chất thực vật lành mạnh, có chức năng như một chất chống oxy hóa như: carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
Sầu riêng được xếp vào danh sách những loại trái cây chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào nhất.

2. Lợi ích của sầu riêng

Như đã đề cập ở trên, sầu riêng rất giàu những hợp chất có đặc tính chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và carotenoid. Nhờ đó nó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường nếu được đưa vào chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Để phần nào giải đáp được vấn đề “ăn sầu riêng có tốt không” chúng ta cùng điểm qua những tác dụng nổi bật của loại quả này với sức khỏe sau đây:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vỏ sầu riêng có chứa các hợp chất với đặc tính kháng khuẩn, chống nấm men.
  • Ngăn ngừa ung thư: Các gốc tự do thúc đẩy ung thư sẽ bị vô hiệu hóa nhờ những chất chống oxy hóa có trong sầu riêng. Trong 1 nghiên cứu ống nghiệm cho thấy, chiết xuất từ loại quả này có thể ngăn chặn cơ hội lây lan của dòng tế bào ung thư vú
  • Giảm lượng đường trong máu: Sầu riêng có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với những loại trái cây nhiệt đới khác. Do đó nó có thể làm giảm lượng đường trong máu tốt hơn.
  • Ngăn ngừa bệnh tim: Trong sầu riêng chứa một số hợp chất có thể làm giảm mức cholesterol cũng như hạn chế nguy cơ xơ vữa, xơ cứng động mạch.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng ghi nhận sầu riêng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất ấn tượng giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế dấu hiệu thiếu máu, làm chắc khỏe xương, ngăn ngừa lão hóa, giảm viêm khớp, đau đầu, các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng.

Lợi ích của sầu riêng
Sầu riêng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất ấn tượng

3. Tác hại của sầu riêng

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe thì việc ăn sầu riêng có tốt không còn được đánh giá qua những rủi ro tiềm ẩn mà loại thực phẩm này mang lại.

3.1. Lượng calo cao

Mặc dù sầu riêng không chứa cholesterol hay các chất béo không lành mạnh, nhưng nó lại có hàm lượng calo cao. Trung bình trong một trái sầu riêng chứa 884 calo, chiếm đến 44% lượng calo được khuyến nghị cho một người trưởng thành mỗi ngày

Do đó, việc ăn quá nhiều loại quả này nghĩa là bạn đã hấp thụ lượng calo vượt quá mức cần thiết, có thể dẫn đến tăng cân, tích tụ mỡ dư thừa trong cho cơ thể.

Lượng calo cao
Việc ăn sầu riêng có tốt không còn phụ thuộc vào mức độ mà bạn tiêu thụ

3.2. Gây nóng trong người, khó tiêu

Trong Đông y, sầu riêng là một loại thực phẩm có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng nóng trong người như: lở miệng, nổi mụn, đau họng, táo bón hoặc tăng đờm.

Ngoài ra, xét về quan điểm dinh dưỡng khoa học, sầu riêng gây ra cảm giác nóng trong người, bởi khi ăn nhiều cơ thể cần tăng cường hoạt động trao đổi chất để tiêu hóa. Ngoài ra, nạp quá nhiều calo từ sầu riêng sẽ tạo một áp lực khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu và đầy bụng.

Sầu riêng là một loại thực phẩm có tính nóng
Sầu riêng là một loại trái cây có tính nóng nên gây khó tiêu và đầy bụng

3.3. Ảnh hưởng đến thận

Trong sầu riêng có chứa ethanol, ethyl methacrylate, methanol và lưu huỳnh nên những người gặp vấn đề về thận sẽ không thể chuyển hóa những chất này. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong sầu riêng nếu tích tụ quá nhiều có thể làm suy thận.

4. Ai không nên ăn sầu riêng?

Ngoài việc tìm hiểu ăn sầu riêng có tốt không thì bạn cũng nên biết đối tượng nào không nên tiêu thụ loại quả này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất, sầu riêng cũng chứa nhiều đường sucrose, fructose và glucose. Do đó, nó được khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, người gặp các vấn đề về thận, béo phì, thừa cân.

5. Lưu ý khi ăn sầu riêng

Sau khi đã cùng thẩm mỹ viện DIVA giải đáp được thắc mắc “ăn sầu riêng có tốt không” thì bạn cần quan tâm và lưu ý đến những trường hợp không nên ăn loại quả này:

  • Không ăn chung với rượu: Hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ngăn chặn một số enzyme phân hủy rượu nên sẽ làm nồng độ cồn trong máu tăng lên. Điều này dẫn đến các triệu chứng như buồn ói, nôn mửa và tim đập nhanh, thậm chí là gây ngộ độc.
  • Không ăn khi nóng trong: Việc ăn sầu riêng sẽ nạp thêm lượng chất béo và đường khiến cơ thể sinh nhiệt, nổi mụn, nhiệt miệng,… Nếu đang bị nóng trong người mà ăn sầu riêng sẽ làm tình trạng nặng nề hơn.
  • Không nên ăn sầu riêng nếu bị tiểu đường, cao huyết áp: Trong loại quả này chứa đến 70% là đường nên có thể khiến lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn.
  • Không ăn khi mang thai: Sầu riêng có tính nóng, nhiều đường nên dễ gây đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Không ăn khi bị bệnh thận: Như đã đề cập ở trê, lượng kali cao trong sầu riêng sẽ ảnh hưởng xấu đến thận, gây rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.
Lưu ý khi ăn sầu riêng
Không nên ăn sầu riêng nếu bị tiểu đường, cao huyết áp

Có thể thấy, việc ăn sầu riêng có tốt không còn phụ thuộc vào mức độ mà bạn tiêu thụ. Theo đó, người trưởng thành không nên ăn quá 3 múi/1 ngày để tránh những tác hại không mong muốn cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin mà Viện thẩm mỹ DIVA vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng an toàn mỗi ngày.

Đánh giá