Sẹo thâm ở chân hình thành do vết thương hở lâu ngày không được xử lý, nhẹ thì biến mất sau vài tháng, nặng thì sẽ cần nhiều năm hoặc thậm chí tồn tại vĩnh viễn. Bài viết hôm nay sẽ mách bạn một số cách trị sẹo thâm ở chân lâu năm hiệu quả.

1. Nguyên nhân bị sẹo thâm ở chân

Chân là bộ phận thường xuyên hoạt động nên rất dễ bị tổn thương. Đôi khi chỉ là một va đạp, tai nạn nhỏ cũng có thể để lại vết sẹo lâu lành. Theo các bác sĩ, những mô tế bào da chân bị hư tổn nặng làm ảnh hưởng đến kết cấu da sẽ để lại những vết sẹo thâm.

Khi chúng ta có những vết thương hở đang trong quá trình lên da non mà không được bảo vệ cẩn thận thì dễ bị sẹo thâm do tác động của tia cực tím hoặc môi trường xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hình thành sẹo thâm ở chân:

– Côn trùng cắn để lại sẹo. Trường hợp này hay xảy ra đối với những người có cơ địa dễ bị sẹo thâm.

– Sẹo do vết thương hở vì tai nạn, bỏng, va quẹt.

– Sẹo thâm ở chân sau khi phẫu thuật.

– Sẹo để lại sau khi mắc thủy đậu hay các vấn đề về da.

Cho dù là bị sẹo thâm do bất kỳ lý do gì bạn cũng nên nhanh chóng chữa trị để đôi chân không gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, đối với những vết sẹo thâm thì trị càng sớm càng cho hiệu quả tốt hơn.

Nguyên nhân bị sẹo thâm ở chân
Chân bị sẹo thâm do nhiều nguyên nhân khác nhau

2.  Cách trị sẹo thâm ở chân đơn giản tại nhà

Đối với việc trị sẹo thâm ở chân, các nguyên liệu từ thiên nhiên và những sản phẩm đặc trị có thể tự thực hiện tại nhà là phương pháp mà nhiều người vẫn hay sử dụng. Dưới đây là 16 cách trị sẹo thâm ở chân đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nguyên liệu tự nhiên:

Từ lâu, các nguyên liệu từ thiên nhiên vẫn được ưa chuộng áp dụng trong việc chăm sóc da bởi tính an toàn, và dễ thực hiện. Dưới đây là một số công thức trị sẹo thâm bằng nguyên liệu tự nhiên đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

2.1.1. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ

Nghệ tươi với hoạt chất curcumin sẽ giúp tái tạo làn da có tác dụng làm mờ các vết sẹo thâm, giúp kích thích đào thải các hắc sắc tố, từ đó thúc đẩy tái tạo và phục hồi làn da.

Nghệ chính là cách trị sẹo thâm ở chân nhanh nhất tại nhà được nhiều người yêu thích, mang lại hiệu quả vô cùng rõ rệt.

  • Nghệ giã nhuyễn, sử dụng cả nước cốt lẫn bã.

  • Sử dụng tay hoặc bông tẩy trang thấm nước cốt nghệ và thoa lên vùng da bị sẹo.

  • Có thể sử dụng bã nghệ để massage nhẹ nhàng.

  • Sau 10 phút, rửa sạch lại bằng nước sạch.

tri-seo-tham-o-chan-1
Trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ

2.1.2. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nha đam

Nha đam có tác dụng cung cấp một lượng nước lớn cho tế bào mô da, giúp giảm sự căng cứng của sẹo, đồng thời ức chế sự phát triển của sợi collagen hình thành sẹo sâu.

Đây là cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn và đánh giá tốt.

  • Cạo vỏ nha đam, rửa sạch và cắt thành những lát mỏng.

  • Vệ sinh vùng da bị sẹo thâm.

  • Đắp trực tiếp nha đam lên vết sẹo, chà nhẹ trên da để dưỡng chất thâm sâu hơn.

  • Sau 15 phút thì vệ sinh lại với nước.

tri-seo-tham-o-chan-2
Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nha đam

2.1.3. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nguyên liệu rau má

Rau má được xem là cách trị sẹo thâm ở chân nhanh nhất tại nhà do có tác dụng làm mờ sẹo, ngăn ngừa sẹo lan rộng và chai cứng, bên cạnh đó, rau má còn giúp hỗ trợ giảm tình trạng giãn tĩnh mạch chân. 

  • Rau má rửa sạch và đun sôi trên nồi.

  • Lọc lấy nước cốt rau má bỏ vào chai để nguội để dùng.

  • Khi sử dụng, có thể dùng tay hoặc bông tẩy trang thấm nước rau má thoa lên vết sẹo.

  • Massage nhẹ nhàng trong 2 phút.

  • Thư giãn thêm 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.

tri-seo-tham-o-chan-3
Cách trị sẹo thâm ở chân bằng rau má

2.1.4. Mẹo trị sẹo thâm ở chân bằng củ hành tây 

Tinh dầu cay có trong hành tây không chỉ mang lại tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mà còn hỗ trợ trị sẹo thâm ở chân , tinh dầu thấm sâu giúp kích thích sản sinh tế bào mới để thay thế các mô sợi đã cũ. 

  • Rửa hành tây, giã nhuyễn.

  • Vệ sinh da sạch sẽ.

  • Đắp hành tây lên vùng da bị sẹo.

  • Chờ trong 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Tuy nhiên, do hành tây có tính chất cay nóng, nên cần lưu ý không quá lạm dụng phương pháp này, để tránh tình trạng châm chích, kích ứng da, thậm chí có thể gây bỏng rát và bào mòn da. 

tri-seo-tham-o-chan-4
Mẹo trị sẹo thâm ở hành tây

2.1.5. Trị sẹo thâm ở chân bằng giấm táo

Giấm táo có tác dụng làm mềm mô sẹo, thúc đẩy sự phát triển các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã bị chai cứng trước đó, đồng thời hạn chế sẹo thâm lây lan rộng ra các vùng da xung quanh. 

Tuy nhiên, trị sẹo thâm ở chân bằng giấm táo chỉ phù hợp với những vết sẹo mới hình thành, thâm ít, không có hiệu quả cao với các vết sẹo lâu năm.

  • Nhỏ vài giọt giấm táo trực tiếp vào vùng sẹo ở chân. 

  • Dùng tay thoa nhẹ nhàng để giấm táo thấm sâu hơn vào da.

  • Chờ khi giấm táo khô thì rửa lại bằng nước sạch.

tri-seo-tham-o-chan-5
Trị sẹo thâm ở chân bằng giấm táo

2.1.6. Cách trị sẹo thâm ở chân nhanh nhất tại nhà với mật ong

Mật ong có chứa lượng axit amin dồi dào giúp làm mềm sẹo, mờ thâm sạm, ngoài ra vitamin, khoáng chất trong mật ong còn kích thích tái tạo tế bào mới, làm sáng vùng da bị sẹo. 

Bạn sẽ thấy hiệu quả trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong sau một thời gian kiên trì áp dụng. 

  • Sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với baking soda.

  • Sử dụng tay hoặc cọ thoa một lớp mật ong lên vùng sẹo.

  • Giữ nguyên trên da trong 15 phút, rửa lại bằng nước sạch.

tri-seo-tham-o-chan-6
Trị sẹo thâm ở chân tại nhà với mật ong

2.1.7. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng gừng

Tương tự như hành tây, gừng cũng là nguyên liệu có tính chất cay nóng nên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, ngoài ra, gừng còn giúp đào thải các sắc tố melanin ra bên ngoài, làm mờ vết thâm sẹo. 

  • Gừng tươi cạo sạch vỏ và đem giã nhuyễn.

  • Làm sạch vùng da bị sẹo thâm.

  • Đắp trực tiếp gừng lên vết sẹo, thoa nhẹ để nước cốt thâm sâu vào da.

  • Sau 15 phút thì vệ sinh lại bằng nước mát.

tri-seo-tham-o-chan
Cách trị sẹo thâm ở chân bằng gừng

2.1.8. Trị sẹo thâm ở chân hiệu quả với chanh

Chanh có chứa một lượng vitamin C dồi dào giúp tác động trực tiếp lên các vết sẹo , đánh bay các vết thâm sạm, từ đó mang lại hiệu quả trị sẹo thâm ở chân. Ngoài ra, sử dụng chanh còn có thể giúp tẩy da chết cho chân nhẹ nhàng. 

  • Vắt lấy nước 1/2 quả chanh, bỏ hạt.

  • Dùng tay hoặc bông tẩy trang thoa nhẹ nhàng nước cốt chanh lên vết sẹo.

  • Massage nhẹ nhàng trong 10 phút để dưỡng chất thấm sâu hơn.

  • Chờ đến khi chanh khô lại thì vệ sinh chân bằng nước sạch.

tri-seo-tham-o-chan
Mẹo trị sẹo thâm ở chân bằng chanh

2.1.9. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng dưa chuột

Dưa chuột có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp mang lại hiệu quả làm mờ các vết thâm, sáng da hiệu quả, tuy nhiên để điều trị dứt điểm vết sẹo thì cần kiên trì trong một thời gian lâu dài. 

  • Dưa chuột cạo vỏ, rửa sạch, ép lấy nước cốt.

  • Trộn thêm hai thìa cafe nước cốt chanh và khuấy đều. 

  • Dùng bông thấm hỗn hợp thoa đều lên vùng da sẹo thâm.

  • Massage nhẹ để dưỡng chất thấm sâu hơn.

  • Chờ đến khi hỗn hợp khô lại thì vệ sinh da bằng nước sạch.

tri-seo-tham-o-chan
Dưa chuột trị sẹo thâm ở chân tại nhà

2.2. Dùng kem đặc trị sẹo thâm ở chân 

Ngoài việc trị sẹo thâm ở chân bằng các nguyên liệu tự nhiên, bạn nên kết hợp thêm với một số loại kem chuyên dụng để điều trị sẹo.

Thành phần chính của kem trị sẹo thâm ở chân gồm axit salicylic, silicon, gel nha đam, vitamin A, vitamin C,..có công dụng làm mờ thâm, sáng da, tăng cường collagen sâu bên trong giúp tái tạo mô da, loại bỏ các vết sẹo. 

Khi dùng kem để trị sẹo thâm ở chân, bạn cần lưu ý cách dùng theo đúng chỉ định của kem hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần lựa chọn những loại kem chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh hậu quả đáng tiếc.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số loại kem trị sẹo thâm ở chân chất lượng, được nhiều người tin dùng, sử dụng và cho đánh giá cao như:

  • Kem trị sẹo thâm ở chân lâu năm Contractubex.
  • Kem trị sẹo thâm Dermatix.
  • Gel trị sẹo thâm Orlavi Scargel.
  • Kem trị sẹo thâm DottorPrimo Scar Gel Plus.
  • Kem trị sẹo thâm Megaduo.
Dùng kem đặc trị sẹo thâm ở chân 
Kem trị sẹo thâm ở chân lâu năm Contractubex.

3. Một số phương pháp trị sẹo thâm ở chân bằng công nghệ, và chi phí điều trị

Ngoài cách trị sẹo thâm ở chân bằng nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc kem đặc trị thì hiện nay có rất nhiều công nghê mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng lại an toàn. Thông tin tiếp theo đây sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp trị sẹo thâm ở chân bằng công nghệ mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

3.1. Trị sẹo thâm ở chân bằng laser

Rất nhiều khách hàng đã lựa chọn điều trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp laser để loại bỏ vết sẹo một cách nhanh chóng, hiệu quả, không mất quá nhiều thời gian kiên trì áp dụng như các phương pháp tự nhiên khác.

Điển hình như công nghệ Laser CO2 Fractional mang lại hiệu quả vượt trội, vừa loại bỏ sẹo thâm vừa cải thiện vùng da xung quanh một cách hiệu quả nhất.

Xóa mờ sẹo thâm ở chân hiệu quả lên đến 90%: Laser CO2 Fractional hoạt động theo cơ chế sử dụng tia laser có bước sóng 10.600nm tác động sâu vào lớp hạ bì tác động trực tiếp lên các vết sẹo thâm, làm mờ các vết sẹo, đặc biệt có thể loại bỏ cả các vết sẹo rỗ trên da, sẹo chân sâu, sẹo lâu năm.

Kích thích tái tạo lớp collagen, lấp đầy sẹo rỗ: ngoài tác động phá hủy các liên kết hắc sắc tố melanin còn giúp kích thích sản sinh collagen dưới da, làm đầy và sáng vùng da bị sẹo thâm.

Tái tạo và phục hồi làn da bị tổn thương: tia laser giúp phục hồi các tổn thương dưới da, tái tạo lại cấu trúc da, từ đó cải thiện tình trạng da chảy xệ, nhăn nheo, mất đi độ đàn hồi, mang lại làn da mịn màng, săn chắc và căng bóng hơn rất nhiều.

Tùy vào mỗi địa chỉ mà chi phí trị sẹo thâm ở chân bằng laser là khác nhau. Trung bình phức phí này dao động khoảng 1 – 5 triệu đồng.

Trị sẹo thâm ở chân bằng laser
Trị sẹo thâm ở chân bằng laser

3.2. Phương pháp lăn kim trị sẹo thâm ở chân lâu năm

Lăn kim là phương pháp trị sẹo được thực hiện dựa trên cơ chế tự làm lành của làn da. Các bác sĩ, chuyên viên sẽ dùng những con lăm có đầu kim siêu nhỏ để tạo ra những tổn thương giả ở vùng da bị sẹo.

Khi đó, cơ thể sẽ được kích thích để sản sinh collagen và elastin để tự làm lành. Từ đó, tạo ra các tế bào mới thay cho các tế bào cũ đã bị sẩm màu.
Tùy vào tình trạng da mà bạn cần thực hiện phương pháp này khoảng 2 – 5 lần để trị sẹo thâm ở chân. Mức giá cho mỗi lần điều trị dao động trong khoảng 1,5 – 3 triệu đồng.

3.3. Trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp dùng ánh sáng Elight

Công nghệ Elight sử dụng ánh sáng sinh học có bước sóng phù hợp tác động lên lớp biểu bì của da để hấp thụ các hắc sắc tố melanin. Đồng thời, phương pháp này cũng tác động lên lớp hạ bì và trung bì của da để kích thích tái tạo collagen, làm mờ vết thâm, se khít lỗ chân lông.

Phương pháp dùng ánh sáng Elight này đã được kiểm định về độ an toàn, không gây đau hay biến chứng trong quá trình thực hiện. Bác sĩ sẽ điều chỉnh bước sóng ánh sáng phù hợp với đặc điểm, tính chất, tình trạng của mọi loại da, không gây bỏng rát hay tổn thương cho da.

Sau khi điều trị bạn có thể cảm nhận được vùng da bị tổn thương sẽ được phục hồi nhanh chóng, các vết thâm mờ đi rõ rệt, da căng bóng và sáng đều màu hơn. Giá trị sẹo thâm ở chân bằng ánh sáng Elight dao động khoảng 900.000 – 3.500.000 vnđ. 

Trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp dùng ánh sáng Elight
Trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp dùng ánh sáng Elight

4. Một số tiêu chí ảnh hưởng đến giá trị sẹo thâm ở chân tại spa

Mức giá cho việc điều trị sẹo thâm ở chân thường đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí này có thể kể đến như:

4.1. Kích thước vết sẹo thâm ở chân

Giá tiền khi điều trị ảnh hưởng khá lớn bởi kích thước vết sẹo lớn hay nhỏ. Đương nhiên, việc trị sẹo thâm ở chân sẽ có giá cao hơn đối với những vết sẹo lớn, vì chúng mất nhiều thời gian điều trị.

4.2. Sẹo mới hình thành hay lâu năm

Các vết sẹo lâu năm thường sẽ khó điều trị hơn so với sẹo mới. Đồng thời, thời gian để điều trị chúng cũng phải kéo dài hơn. Do đó, mức giá điều trị những vết sẹo cũ sẽ cao hơn.

4.3. Phương pháp trị sẹo

Như đã đề cập ở trên, hiện nay có nhiều phương pháp trị sẹo thâm ở chân được áp dụng như: laser, ánh sáng Elight, lăn kim,… Mỗi phương pháp như vậy sẽ có ưu, nhược điểm bà bảng giá khác nhau. Tùy vào tình trạng vết sẹo mà bạn sẽ được tư vấn và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

Phương pháp trị sẹo
Phương pháp trị sẹo ảnh hưởng đến chi phí điều trị

4.4. Những chi phí khác

Trong quá trình trị sẹo thâm ở chân có thể phát sinh thêm chi phí nếu như khách hàng có nhu cầu sử dụng thêm một số dịch vụ hỗ trợ khác như chăm sóc, tái tạo, làm trắng da,…

5. Lưu ý quan trọng khi trị sẹo thâm ở chân

Trong quá trình trị sẹo thâm ở chân, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đạt được kết quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

– Chỉ nên áp dụng từ 2 – 3 lần/1 tuần khi thực hiện các phương pháp trị sẹo thâm bằng nguyên liệu từ thiên nhiên.

– Cho dù là áp dụng nguyên liệu thiên nhiên hay kem đặc trị thì cũng nên kiểm tra phản ứng của da để tránh kích ứng. Bạn thoa nguyên liệu lên vùng da nhỏ ở chân trước rồi đợi khoảng 20 phút, nếu không có phản ứng gì bất thường thì có thể áp dụng lên toàn bộ vùng da sẹo.

– Mặc quần dài và bôi kem chống nắng vào chân khi đi ra ngoài.

– Trong quá trình điều trị cần tránh vùng da sẹo ở chân tiếp xúc với nước hoặc chất tẩy rửa mạnh.

– Nên dùng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, kích thích quá trình tái tạo da cho vết thương mau lành hơn.

– Chăm sóc da kỹ càng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để da nhanh phục hồi.

– Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng mỹ phẩm sau khi điều trị.

Lưu ý quan trọng khi trị sẹo thâm ở chân
Dùng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, kích thích quá trình tái tạo da cho vết thương mau lành

5/5 (3 bình chọn)