Sẹo phẳng là một loại sẹo phổ biến, xuất hiện sau khi da bị tổn thương do mụn trứng cá, tai nạn, phẫu thuật hoặc các vết cắt. Loại sẹo này có bề mặt ngang bằng với da lành xung quanh, nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng về thẩm mỹ và khiến bạn mất đi sự tự tin. .

Trong bài viết này, Viện thẩm mỹ DIVA sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết giúp bạn cải thiện tình trạng sẹo và sở hữu làn da mịn màng, hoàn hảo.

1. Phân loại sẹo phẳng

Sẹo bằng phẳng (hay còn gọi là sẹo mờ) là một dạng tổn thương da thường gặp, có thể được phân loại dựa trên màu sắc và cảm giác khi chạm vào. Sẹo phảng có màu sắc nhạt hơn da, bề mặt bằng phẳng với da xung quanh, kết cấu da mịn màng, không gây đau rát, ít gây mất thẩm mỹ. Có các dạng sẹo phẳng phổ biến thường gặp như:

  • Sẹo phẳng bình thường: Loại sẹo này thường mềm mại, có màu da hoặc nhạt hơn da xung quanh. Sẹo phẳng bình thường thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào như ngứa ngáy hay đau đớn.
  • Sẹo phẳng tăng sắc tố: Loại sẹo này có màu sẫm hơn vùng da xung quanh, thường do sự tích tụ melanin. Sẹo phẳng tăng sắc tố có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: tiếp xúc ánh nắng mặt trời, viêm da hoặc do di truyền. 
  • Sẹo phẳng giảm sắc tố: Loại sẹo này có màu nhạt hơn vùng da xung quanh, do sự thiếu hụt melanin. Sẹo phẳng giảm sắc tố có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, phẫu thuật,…
Các loại sẹo phẳng thường gặp
Các loại sẹo phẳng thường gặp

Việc phân loại sẹo phẳng là bước đầu tiên để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào loại sẹo và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ da liễu sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

2. Nguyên nhân hình thành sẹo phẳng

Sẹo phẳng là kết quả của quá trình lành thương tự nhiên, khi cơ thể phục hồi sau một tổn thương ngoài da. Đây là một phần của cơ chế phòng vệ và tái tạo tuyệt vời mà cơ thể chúng ta sở hữu. Khi da bị tổn thương, dù chỉ là một vết cắt nông hay trầy xước, cơ thể sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng sinh học để đóng vết thương trên da và phục hồi tổn thương. Sẹo phẳng có thể gây ra tự ti cho người mắc phải. Do đó việc điều trị sẹo phẳng giúp cải thiện vẻ đẹp làn da 

Ngoài ra, còn một số yếu tố chính hình thành nên sẹo phẳng như: 

  • Vết thương nông, không quá sâu: Những vết thương nông thường lành lại mà không để lại sẹo lồi hoặc lõm, nhưng có thể tạo ra sẹo phẳng.
  • Quy trình chăm sóc vết thương không đúng cách: Việc không chăm sóc vết thương đúng cách có thể gây ra sự hình thành của sẹo phẳng. Điều này bao gồm việc không làm sạch vết thương đúng cách, không bảo vệ nó khỏi vi khuẩn và không cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho quá trình lành da.
  • Cơ địa và các yếu tố di truyền: Gen di truyền có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với vết thương và quá trình lành da, từ đó có thể thúc đẩy hình thành sẹo phẳng.
Sẹo phẳng là quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể
Sẹo phẳng là quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể

3. Dấu hiệu nhận biết sẹo phẳng

Sẹo phẳng, một loại sẹo không gây đau đớn nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để nhận biết sẹo phẳng, bạn hãy quan sát những dấu hiệu sau:

  • Thay đổi màu sắc da: Một trong những triệu chứng điển hình của sẹo phẳng là sự thay đổi màu sắc tại vùng da bị tổn thương. Màu sắc này có thể sáng hoặc tối hơn so với màu da xung quanh và thường phản ánh kích thước của vết thương ban đầu.
  • Bề mặt phẳng: Khác với sẹo lồi, sẹo phẳng có bề mặt phẳng và không nổi trên da. Đây là dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt sẹo phẳng với các loại sẹo khác.

Ngoài ra, sẹo phẳng cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Ngứa: Cảm giác ngứa ngáy có thể xuất hiện, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành sẹo.
  • Cảm giác khó chịu, căng tức: Đôi khi, sẹo phẳng có thể gây ra cảm giác căng tức, đặc biệt là ở những vùng da thường xuyên di chuyển như khớp tay hoặc cổ.
  • Mất thẩm mỹ: Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người khi sẹo phẳng xuất hiện ở những vùng da dễ nhìn thấy, như mặt hoặc cánh tay.
Sẹo phẳng có thể gây ra ngứa, thường diễn ra trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành sẹo 
Sẹo phẳng có thể gây ra ngứa, thường diễn ra trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành sẹo

4. Phương pháp điều trị sẹo phẳng

Điều trị sẹo phẳng đòi hỏi sự kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc tại nhà và phương pháp điều trị hiệu quả:

4.1 Mẹo chăm sóc tại nhà

  • Mát-xa vùng da bị sẹo: Dùng hai ngón tay ấn nhẹ nhàng lên vùng da bị sẹo theo chuyển động tròn, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Kỹ thuật này giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích tái tạo collagen, trẻ hóa làn da và làm mềm sẹo. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc gel lô hội để tăng cường hiệu quả.
  • Thoa kem giảm sẹo: Sử dụng các loại kem mờ sẹo có chứa các thành phần như silicone, vitamin C, E, B3,… giúp làm mờ vết thâm, dưỡng da sáng mịn và cải thiện độ đàn hồi của da.
  • Chế độ ăn uống hỗ trợ làm lành da: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, E, K và kẽm, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm mờ sẹo.
  • Chống nắng tuyệt đối ngay cả khi sẹo đã cũ: Tia UV có thể khiến sẹo thâm sần hơn, do đó, bạn cần sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, thoa lại sau mỗi 2 giờ để bảo vệ da hiệu quả.
Việc thoa kem trị sẹo tại nhà có thể mang lại kết quả, nhưng chỉ đối với vết sẹo mới hình thành và ở mức độ nhẹ
Việc thoa kem trị sẹo tại nhà có thể mang lại kết quả, nhưng chỉ đối với vết sẹo mới hình thành và ở mức độ nhẹ

4.2 Các phương pháp điều trị phổ biến

  • Sản phẩm bôi ngoài: Sử dụng sản phẩm dạng Silicone gel giúp làm phẳng sẹo, giảm đỏ và ngứa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem mờ sẹo chứa các thành phần như Niacinamide, Arbutin, Tranexamic Acid… giúp làm mờ vết thâm, dưỡng da sáng mịn.
  • Liệu pháp không xâm lấn: Các phương pháp trị liệu như laser, tiêm filler và tiêm steroid có thể giảm thiểu sẹo mà không cần phẫu thuật. Laser sử dụng năng lượng ánh sáng để kích thích sản sinh collagen, làm mờ sẹo và cải thiện cấu trúc da. Còn tiêm steroid giúp giảm sưng, đỏ và làm mềm sẹo.
  • Phương pháp phẫu thuật: Đối với những trường hợp sẹo phẳng lớn và cứng đầu, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng để cải thiện tình trạng.
  • Phương pháp thiên nhiên: Sử dụng gel nha đam kết hợp cùng vitamin E cũng có khả năng giúp làm mềm sẹo và làm vết sẹo mờ đi dần theo thời gian.
Liệu pháp tiêm steroid để trị sẹo phải được thực hiện bởi chuyên gia, Bác sĩ Da liễu có chuyên môn
Liệu pháp tiêm steroid để trị sẹo phải được thực hiện bởi chuyên gia, Bác sĩ Da liễu có chuyên môn

5. Cách phòng ngừa hình thành sẹo phẳng

Sẹo phẳng tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất đi sự tự tin. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa hình thành sẹo phẳng bằng cách áp dụng những bí quyết đơn giản sau đây:

Chăm sóc vết thương đúng cách:

  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, đảm bảo tay sạch trước khi chạm vào vết thương.
  • Băng bó vết thương cẩn thận để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da.

Duy trì độ ẩm tối ưu cho vùng da bị thương: Da khô sẽ khiến vết thương lâu lành và dễ hình thành sẹo. Do đó, bạn cần giữ cho vùng da bị thương luôn ẩm bằng cách:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, không chứa hương liệu và chất tạo màu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường khô ráo.

Tránh cậy gãi, gây tổn thương thêm trong quá trình lành: Vết thương cần có thời gian để tự lành và tái tạo da. Việc cạy gãi, bóc vảy hoặc tác động mạnh vào vết thương có thể khiến da bị tổn thương thêm, dẫn đến hình thành sẹo phẳng.

Bổ sung kem dưỡng ẩm giúp vết thương mau lành hơn và hạn chế để lại sẹo
Bổ sung kem dưỡng ẩm giúp vết thương mau lành hơn và hạn chế để lại sẹo

6. Câu hỏi thường gặp về sẹo phẳng (FAQ)

Sẹo phẳng có tự mờ đi không?

Sẹo phẳng có thể trở nên mờ dần theo thời gian, nhất là khi được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào cơ địa và kích thước của sẹo.

Làm thế nào để phân biệt sẹo phẳng với sẹo lõm?

Sẹo phẳng thường có bề mặt bằng phẳng và màu sắc khác biệt so với da xung quanh, trong khi sẹo lõm thì có bề mặt lõm xuống. Để phân biệt, bạn có thể nhìn và sờ nhẹ lên bề mặt da để cảm nhận sự khác biệt về độ cao và cấu trúc.

Phân biệt giữa sẹo phẳng và sẹo lõm
Phân biệt giữa sẹo phẳng và sẹo lõm

Có thể điều trị sẹo phẳng triệt để không?

Việc điều trị sẹo phẳng có thể giảm thiểu đáng kể sự nổi bật của sẹo và cải thiện màu sắc, nhưng việc loại bỏ sẹo phẳng hoàn toàn là khó khăn. Các phương pháp điều trị tiên tiến sẽ mang lại kết quả điều trị tốt hơn.

Nên sử dụng sản phẩm trị sẹo phẳng nào?

Nên chọn sản phẩm trị sẹo có chứa các thành phần như silicone, allantoin, hoặc vitamin E, vì chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm mờ sẹo và cải thiện bề mặt da. Một số sản phẩm trị sẹo mà bạn có thể cân nhắc như: Hiruscar, Contractubex, Dermatix,…

Các sản phẩm kem trị sẹo được Bác sĩ Da liễu tại Viện thẩm mỹ DIVA khuyên dùng
Các sản phẩm kem trị sẹo được Bác sĩ Da liễu tại Viện thẩm mỹ DIVA khuyên dùng

Tôi có thể tự làm mờ sẹo phẳng tại nhà không?

Có, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như mát-xa da, sử dụng kem trị sẹo, và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để hỗ trợ quá trình làm mờ sẹo và phục hồi da. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì và mất rất nhiều thời gian để thấy kết quả

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà không thấy cải thiện hoặc sẹo phẳng quá lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hãy cân nhắc đến việc điều trị chuyên sâu tại spa, viện thẩm mỹ để mang lại kết quả tốt hơn. 

Đánh giá