Tuy cần bổ sung cho cơ thể hằng ngày nhưng uống nhiều nước có tốt không vẫn là vấn đề khiến một số người tranh cãi. Nghiên cứu cho thấy rằng, uống dư thừa nước hơn mức cơ thể cần có thể gây ra một số tác hại không đáng có. Trong bài viết này, Viện thẩm mỹ DIVA sẽ phân tích rõ hơn về việc uống nước đúng cách dành cho bạn.

1. Giải đáp vấn uống nhiều nước có tốt không

Nước là thứ vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cơ thể. Tuy vậy, uống nước nhiều có tốt không hay còn vấn đề gì khác?

Tình trạng cơ thể dư thừa nước xảy ra khi bạn hấp thụ quá nhiều, hơn mức bài tiết ra bên ngoài và lượng natri trong máu. Lượng nước quá nhiều so với cơ thể cần thiết sẽ tạo thành gánh nặng, gây suy thận và các bệnh về tiêu hóa. Thậm chí làm thay đổi hành vi của con người, tổn thương não bộ, gây triệu chứng co giật, hôn mê.

Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước. Vì nếu cho trẻ bú quá nhiều sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị quá tải nước vì cơ thể vẫn còn nhỏ. Vấn đề này dễ gặp ở những tháng đầu đời, trẻ uống nhiều nước trong khi cơ chế lọc của thận còn quá yếu để bài tiết nước tiểu. Trong sữa mẹ hoặc sữa bột đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chất lỏng cần có để em bé khỏe mạnh ở tháng đầu tiên.

Ngoài ra, một nhóm đối tượng khác cũng có nguy cơ bị nhiễm độc nước chính là vận động viên chuyên nghiệp hoặc người tập thể dục hơn 4 tiến mỗi ngày. Tình trạng “quá tải nước” ở những bệnh nhân này thường đi kèm với triệu chứng hạ natri máu do tập luyện quá nhiều. Hấp thụ quá nhiều lượng nước cũng gây ra sự đào thải muối khoáng và mất cân bằng điện giải sau đó.

Đối với một số trường hợp, người ăn kiêng sẽ cố gắng uống thật nhiều nước để tạo cảm giác no, lấp hết khoảng không gian của dạ dày. Tuy nhiên, đây chưa bao giờ là cách để bạn có thể giảm cân một cách an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến việc bạn uống quá nhiều nước còn do chứng rối loạn tâm lý, cuồng ăn uống. Vì vậy, uống nhiều nước có tốt không chưa hẳn là điều có lợi cho sức khỏe.

Uống nhiều nước
Uống quá nhiều nước có thể gây ra các bệnh lý khác nhau

2. Biểu hiện của việc uống dư thừa nước

Những ai thắc mắc uống nhiều nước có tốt không? Biển hiện của cơ thể dư thừa nước là gì? Cùng thẩm mỹ viện DIVA tìm hiểu ngay!

Với điều kiện bình thường, người khỏe mạnh sẽ có vùng dưới đồi (não kiểm soát cơn khát), hoạt động của thận và tim trơn tru thì có thể uống tối đa là 7 lít nước mỗi ngày, 1,5 lít/giờ. Tuy nhiên, lượng nước này không được khuyến khích vào cơ thể nhiều đến vậy.

Trong mỗi cơ thể của con người đều có cơ chế bảo vệ phù hợp trước khi rơi vào trạng thái nhiễm độc nước. Nếu bạn dùng quá lượng cơ thể có thể chịu đựng có thể gây ngộ độc nước. Lúc này, thận bị làm việc quá tải, các tế bào nhu mô thận sưng phồng lên trong tạm thời. Tuy nhiên, gan vẫn bình thường vì cơ quan này không tham gia vào sự chuyển hóa nước – điện giải của cơ thể. Song, uống nhiều nước cũng là nguyên nhân gây phù nề não, tăng áp lực cho hộp sọ, dẫn đến triệu chứng đầu tiên là đau đầu.

Những triệu chứng khác xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước là cơ bị chuột rút, natri và kali hòa tan trong máu nên sinh ra hiện tượng mệt mỏi. Một số người xuất hiện triệu chứng buồn nôn, phù nề do hạ natri máu gây tích tụ chất lỏng ở cẳng chân. Khi nồng độ natri trong máu ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra, còn gây nên những vấn đề nguy hiểm như suy tim sung huyết, khiến bạn ngủ sâu và lâu, bị ảo giác, tê liệt và co giật một hay toàn bộ cơ thể. Với trường hợp nguy hiểm nhất, nếu uống quá nhiều nước có thể khiến con người hôn mê, tử vong.

Uống nhiều nước
Bạn nên cân nhắc uống nước ở lượng vừa phải

3. Cách điều trị khi uống nước quá tải

Những trường hợp dư thừa nước nhẹ trong cơ thể có thể điều chỉnh bằng hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy đối với câu hỏi uống nhiều nước có tốt không? Bạn cần phải tính toán lượng nước cần uống mỗi ngày.

Nếu bạn đang gặp tình trạng dư thừa nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để bệnh nhân có thể đi ngoài tốt hơn. Chỉ định này chỉ xảy ra khi tình trạng quá tải nước gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng. Mối ưu tiên hàng đầu khi bệnh nhân gặp phải triệu chứng này là vấn đề suy giảm chức năng tim, thận và thành phần quan trong nhất trong kế hoạch điều trị là hạn chế chất lỏng.

Với người mắc phải những triệu chứng thần kinh đặc biệt nghiêm trong, mất cân bằng điện giài – nước phải được bác sĩ điều chỉnh tức thì bằng cách bổ sung vào cơ thể dung dịch muối ưu trương.

Uống nhiều nước
Lượng nước dư thừa có thể gây mệt tim

4. Cách uống nước hợp lý, an toàn

Uống đủ nước phù hợp theo nhu cầu của từng độ tuổi và thể trạng của cơ thể, trung bình 2 lít nước mỗi ngày. Nước để uống bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước dừa và cả những thực phẩm dạng lỏng như súp, canh.

Uống nhiều nước có tốt không nếu nạp vào lượng lớn? Bạn chỉ nên uống nước khi cảm giác cổ họng khát. Không nên tự ép bản thân uống quá nhiều nước để tích trữ.

Khi vận động hoặc chơi thể thao, bạn có thể uống dung dịch hoặc viên uống bổ sung điện giải để bù đắp chất natri có trong cơ thể.

Nhìn chung, không có tiêu chuẩn nào hoàn toàn về lượng nước mà con người cần thiết để uống hàng ngày. Lượng nước bạn cần hấp thu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng cơ thể, cường độ hoạt động thể chất, điều kiện khí hậu, kể cả tinh trạng sức khỏe, tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống lượng nước vừa đủ theo yêu cầu để ngăn ngừa tình trạng dư thừa. Tốt nhất là nên uống theo nhu cầu của cơ thể để qua trình chuyển hóa nước, điện giải được ổn định.

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có tốt không tùy vào thể trạng của mỗi người

Bài viết trên là tổng hợp lời giải đáp cho câu hỏi uống nhiều nước có tốt không. Viện thẩm mỹ DIVA hy vọng bạn đã nắm rõ những thông tin trên và biết cách điều chỉnh lượng nước phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Và hãy nhớ truy cập website của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức về sức khỏe về làm đẹp khác nhé!

Đánh giá