Mụn ở mép môi – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách trị mụn ở mép môi từ những nguyên liệu thiên nhiên cho đến các phương pháp công nghệ cao sẽ giúp các chị em loại bỏ những nốt mụn ở mép môi một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
Nguyên nhân bị nổi mụn nước ở mép môi
Mụn mọc ở mép môi không chỉ gây ra nhiều sự bất tiện trong việc ăn uống và giao tiếp cá nhân, mà về lâu dài còn khiến toàn bộ vùng miệng bị nhiễm trùng, hiện tượng đau nhức, nóng rát xung quanh miệng trở nặng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mụn nước ở mép môi, từ những nguyên nhân chủ quan để nguyên nhân khách quan.
✓ Sự thay đổi đột ngột của hoocmon, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, sinh ra dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
✓ Môi bị kích ứng do sử dụng các loại sản phẩm dưỡng môi, son môi không chất lượng, không rõ nguồn gốc.
✓ Do bị tác động bởi các bệnh lý về răng miệng như nhiệt miêng, lở loét môi, bệnh tay chân miệng,…
✓ Ăn quá nhiều những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh.
✓ Không vệ sinh sạch sẽ vùng da môi sau khi ăn uống.
Nếu không có phương pháp điều trị mụn ở mép môi đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, vi khuẩn lây lan rộng hơn và dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Xem ngay: Lở miệng (loét miệng) – Nguyên nhân và cách điều trị
Cách trị mụn ở mép môi bằng nguyên liệu thiên nhiên
Phương pháp trị mụn ở mép miệng bằng các nguyên liệu thiên nhiên rất đơn giản, dễ thực hiện và giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Cách trị mụn ở môi bằng sữa chua
Sữa chua được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp rất phổ biến, không chỉ làm cho da trở nên sáng mịn, mà còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn dẫn đến tình trạng bị mụn nước ở môi.
- Sử dụng tay thoa trực tiếp sữa chua lên vùng môi bị nổi mụn.
- Chờ trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.
- Kiên trì áp dụng 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị mụn ở mép môi bằng tỏi
Trong tỏi có chứa những thành phần giúp làm dịu vùng da đang bị thương hoặc có các vết thương bị lở loét, nhiễm trùng. Tuy nhiên những ai có làn da cực kỳ nhạy cảm không nên áp dụng cách này để hạn chế kích ứng môi.
- Tỏi đem lột vỏ và đập dập.
- Đắp trực tiếp các tép tỏi lên các nốt mụn.
- Thư giãn trong vòng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Nha đam giúp loại bỏ các nốt mụn mọc ở mép miệng
Nha đam có đặc tính kháng khuẩn cao, nên có khả năng làm dịu và chống viêm nhiễm, đồng thời giúp vết thương lành nhanh hơn. Đây là phương pháp được rất nheiefu người bị nổi mụn nước ở mép môi yêu thích.
- Rửa sạch lá nha đam, gọt vỏ và lấy phần gel trong.
- Thoa lên môi, kết hợp massge nhẹ nhàng trong vòng 15 phút.
- Rửa lại môi bằng nước lạnh.
Xem ngay: Nổi mụn trứng cá quanh miệng – Nguyên nhân & cách xử lý
Trị mụn ở mép môi bằng mật ong
Ngoài công dụng giúp kháng khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, mật ong còn chứa các thành phần giúp cung cấp độ ẩm cho môi, mang lại đôi môi mềm mịn, căng bóng.
- Thoa đều mật ọng nguyên chất lên các nốt mụn nước.
- Thư giãn trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Loại bỏ mụn ở mép miệng bằng sữa tươi không đường
Lượng canxi có trong sữa tươi không đường giúp chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm ở môi rất hiệu quả.
- Thoa sữa tươi lên vị trí nổi mụn nước.
- Thư giãn trong vòng 15 phút.
Sử dụng dưa leo điều trị mụn ở mép môi
Dưa leo có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn, ngay cả những nốt mụn mọc ở mép môi, phù hơp với mọi loại da.
- Dưa leo rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
- Đắp lên vùng môi bị nổi mụn nước trong vòng 15 phút.
- Sau đó rửa lại với nước sạch.
Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì?
Ngoài các phương pháp trị mụn ở mép miệng bằng nguyên liệu thiên nhiên, nhiều chị em cũng băn khoăn có thể sử dụng thuốc hay không và bị mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì?
Theo các chuyên gia tại Thẩm mỹ viện DIVA, loại thuốc bôi nên áp dụng khi bị nổi mụn nước ở mép môi sẽ bao gồm những thành phần như: retinoids, salicylic và azelaic acid và kháng sinh.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn nên kiểm tra độ kích ứng trên da trước khi sử dụng lên môi do các thành phần trên có độ tẩy rửa khá mạnh và môi là vùng đặc biệt nhạy cảm.
Thông thường, loại thuốc bôi được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng là: acyclovir, famcyclovir, valacylovir.
Song song với việc sử dụng thuốc, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống, chăm sóc da môi phù hợp nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp môi màu lành vết thương hơn và hạn chế tình trạng mụn nước lây lan rộng.
Ngoài phương pháp thiên nhiên và sử dụng thuốc bôi, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp trị mụn ở mép môi bằng công nghệ cao: laser, peel da,..
Những phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn, tuy nhiên bạn cần tìm đến những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho môi, hạn chế để lại biến chứng.
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.