Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có hại không?
Khoai lang là một trong những loại củ được ưa chuộng nhất bởi nó chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu để khoai lang quá lâu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ mọc mầm nhanh chóng. Do đó, có khá nhiều chị em thắc mắc khoai lang mọc mầm có ăn được không? Sau đây hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm câu trả lời đúng nhất trong bài viết dưới nhé!
1. Tìm hiểu khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Khoai lang mọc mầm có ăn được không là một trong những thắc mắc lớn được nhiều người quan tâm. Theo thông tin trên báo điện tử Lao Động, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên có thể ăn được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên gọt sạch phần mọc mầm và ngâm khoai lang cùng nước muối loãng trong thời gian khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến.
Mặc dù khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được nhưng chúng lại không còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như trước. Mùi vị của khoai lang mọc mầm sẽ bị thay đổi đi nhiều và không còn thơm ngon, hấp dẫn như khi còn tươi.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không thì còn tùy thuộc vào chất lượng của nó. Mặc dù khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng lại dễ bị nhiễm nấm. Với những củ khoai lang xuất hiện đốm màu đen hoặc nâu thì chứng tỏ chứng đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc ipomeamarone.
Chất này sẽ khiến người ăn gặp tình trạng đau bụng, nôn mửa, chóng mặt. Do đó, người già, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa yếu tuyệt đối không nên ăn khoai lang mọc mầm. Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và an toàn cho cơ thể thì bạn chỉ nên ăn khoai lang còn tươi tốt, không mọc mầm nhé!

2. Những loại rau củ nào không nên ăn khi mọc mầm?
Nội dung trên vừa giải đáp giúp bạn củ khoai lang mọc mầm có ăn được không. Bên cạnh khoai lang thì chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc còn loại củ nào không nên ăn khi mọc mầm đúng không? Sau đây thẩm mỹ viện DIVA sẽ gợi ý một số loại củ không được ăn khi mọc mầm, bạn hãy tham khảo qua nhé!
Khoai tây
Khoai tây chứa hợp chất glycoalkaloid mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm thì hàm lượng glycoalkaloid tăng cao và trở thành chất độc cực mạnh.
Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây mọc mầm thì sẽ xuất hiện tình trạng ngộ độc như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Nếu thời gian kéo dài không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Do đó, bạn tuyệt đối không được ăn khoai tây mọc mầm.
Củ sắn
Củ sắn với tỉ lệ tinh bột và chất khô cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mọc mầm các chất trong củ sắn sẽ bị chuyển hóa thành một dạng chất gây ngộ độc thực phẩm là Alkaloid Solanine.
Chất này thường được sử dụng trong các chế phẩm bảo vệ cây trồng, chống nấm mốc, côn trùng. Nếu thu nạp chất này vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng choáng váng, hoa mắt chóng mặt, đau bụng, nôn mửa. Nếu tình trạng kéo dài liên tục có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đậu phộng
Đậu phộng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có giá trị phòng chữa một số loại bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên, khi mọc mầm chúng lại sản sinh ra một chất gọi là aflatoxin – một loại độc tố không phân hủy ở nhiệt độ cao. Tiêu thụ chất này sẽ dẫn tới các triệu chứng ngộ độc và khi tích tụ trong cơ thể lâu dần gây nên các loại ung thư.
Do đó, ngoài thắc mắc khoai lang mọc mầm có ăn được không thì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần chú ý tránh xa các loại hạt, củ không tốt trên nhé!

Bài viết trên của Viện thẩm mỹ DIVA vừa giải đáp thắc mắc khoai lang mọc mầm có ăn được không. Mặc dù khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn bình thường nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ 1900 2222 để chúng tôi giải đáp nhé!
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.