Nhiều người tin tưởng rằng ăn óc heo sẽ giúp não bộ phát triển. Thực tế thì ăn óc heo có tốt không và công dụng như thế nào? Những loại thực phẩm nào nên và không nên sử dụng để hỗ trợ phát triển não bộ? Cùng Viện thẩm mỹ DIVA xem thử liệu ăn óc heo mang lại lợi ích hay tác hại như thế nào đối với sức khỏe nhé!

1. Ăn óc heo có tốt không và những điều cần biết

1.1. Điều cần biết về bộ não của con người

Trước khi tìm hiểu ăn óc heo có tốt không thì ta sẽ cần nắm một số thông tin về não bộ của con người. Theo tìm hiểu của thẩm mỹ viện DIVA, não bộ chỉ chiếm một phần nhỏ 2% so với trọng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, bộ phận này của cơ thể lại tiêu thụ đến 20% về nhu cầu năng lượng cũng như oxy cần thiết. Để giúp não bộ khỏe mạnh, linh hoạt và hoạt động trơn tru thì con người cần ăn uống, bổ sung nhiều dưỡng chất khác nhau.

Người Việt chúng ta thường hay quan niệm rằng ăn gì sẽ bổ nấy. Vì thế, các mẹ thường hay mua óc động vật để chế biến thành món ăn giúp con bổ não và có trí nhớ tốt hơn. Ăn óc heo có tốt không như lời đồn đoán. Thực tế là, với óc heo hay những loại động vật khác thì không thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng về năng lượng và dinh dưỡng để giúp não hoạt động tốt.

Ngoài ra, não cũng cần những dưỡng chất đa dạng để duy trì chức năng và hấp thụ chất béo, bột đường, vitamin các loại như B, C, D, E, sắt, kẽm, lexithin, phospholipid,… Những cơ quan này cũng đang cần bổ sung nhiều dưỡng chất nhằm chống lại gốc tự do – nguyên nhân gây hại và làm tổn thương đến tế bào thần kinh. Ngoài ra chúng còn ngăn cản sự vận chuyển oxy cũng như các dưỡng chất khác đến não, làm rối loạn chức năng của dây thần kinh và suy giảm trí nhớ.

Điều cần biết về bộ não của con người
Điều cần biết về bộ não của con người

1.2. Ăn óc heo có tốt không theo các nghiên cứu?

Ăn óc heo có tốt không? Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, cứ trong 100g óc heo thì có đến 2.200 mg cholesterol. Trong khi, mỗi người chỉ cần dưới 300mg cholesterol mỗi ngày. Nếu bạn ăn một lượng nhỏ óc heo thì đã cung cấp đến 7 lần nhu cầu hấp thụ cholesterol mỗi ngày. Nếu thường xuyên ăn óc heo hay những loại động vật khác sẽ làm tăng lượng cholesterol, gây ra các bệnh lý về tim mạch, dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu, axit uric, béo phì, thừa cân.

Thêm vào đó, ăn nhiều óc heo sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, gây căng thẳng thần kinh và xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó tập trung.

Dù hàm lượng cholesterol trong óc heo khá cao nhưng các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này lại thấp. Dựa theo số liệu, 100g óc heo sẽ có 7mg canxi, 9g đạm và 1.6mg sắt. Nếu so sánh óc heo với những loại nội tạng khác, thì hàm lượng đạm của chúng chỉ bằng 50% gan, vitamin A, C, B cũng tương đối thấp.

Ăn óc heo có tốt không theo các nghiên cứu?
Ăn óc heo có tốt không theo các nghiên cứu?

1.3. Lưu ý khi cho trẻ ăn óc heo

Nếu bạn muốn bổ sung óc heo vào bữa ăn hàng ngày thì nên lưu ý cho người già và trẻ nhỏ ăn lượng vừa đủ. Cùng với đó là không nên ăn thường xuyên, chỉ tối đa 1 – 2 lần và không quá 50g. Đối với người cao tuổi, bị cholesterol cao và mắc bệnh tim mạch thì không nên ăn quá nhiều óc động vật. Không nên ăn óc heo để trị bệnh đau đầu vì nếu dùng nhiều sẽ khiến tình trạng trở nặng hơn, kèm theo bệnh cao huyết áp và tăng cholesterol.

Óc heo
Chỉ nên ăn óc heo với lượng vừa đủ

2. Những thực phẩm cần và nên tránh để giúp phát triển não bộ

2.1. Những thực phẩm giúp phát triển não bộ cho trẻ

Nếu bạn muốn bồi bổ sức khỏe thì không cần phải suy nghĩ ăn óc heo có tốt không đâu. Những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể có thể được cung cấp bởi nhiều món ăn khác nhau. Chẳng hạn:

  • Chất bột đường có trong khoai lang, bánh mì đen, bắp, khoai tây,…
  • Chất béo quan trọng như omega 3 – 6 có trong cá thu, cá hồi, tảo biển, trái bơ, thịt gà, dầu thực vật.
  • Lexithin và phốt pho có nhiều trong củ lạc, trứng. Các loại axit amin thì có trong phô mai, sữa, cá, thịt, trứng.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C, E, D có trong rau xanh, ngũ cốc và trái cây tươi.
  • Chất kẽm có nhiều trong thịt, cá, hãi sản.
  • Thực phẩm giàu chất sát gồm gan, thịt, cá, huyết, trứng, các loại đậu, rau xanh,…

Vì não bộ là cơ quan nắm vai trò “lãnh đạo” cho mọi hoạt động của cơ thể nên bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số dưỡng chất có thể vượt qua lớp hàng rào bảo vệ não.

Các nguyên cứu cho thấy rằng, hai hoạt chất sinh hoạt gồm pterostilbene và anthocyanin được tìm thấy trong quả việt quất chứa khối lượng phân tử rất nhỏ nên dễ vượt qua bức rào máu não. Những hoạt chất này có khả năng chống lại gốc tự do và tăng cường sự kết nối giữa các dây thần kinh và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Đồng thời các dưỡng chất từ lá cây bạch quả cũng mang công dụng hoạt huyết dưỡng lão, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn mái và giảm các triệu chứng như đau đầu và mất ngủ.

óc heo
Những thực phẩm giúp ích cho sự phát triển của não bộ

2.2. Những thực phẩm không tốt cho não bộ

Ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho não, mọi người cấn tránh ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe như bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, thuốc lá, rượu bia, nhiều đường muối, chứa chất bảo quản… Những thực phẩm này thường hay gây khó tiêu và làm sản sinh các gốc tự do ảnh hưởng đến tế bào não.

Cuối cùng, ngoài việc ăn uống điều độ, hợp lý và lành mạnh thì Viện thẩm mỹ DIVA khuyến khích bạn nên tăng cường thể dục, các hoạt động thể chất, ngủ đúng giờ giấc, kiểm soát và thư giãn đầu óc để cải thiện sức khỏe về não bộ.

Những thực phẩm không tốt cho não bộ
Những thực phẩm không tốt cho não bộ

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề ăn óc heo có tốt không từ Viện thẩm mỹ DIVA. Hy vọng với bài viết này, bạn đã biết được nên ăn óc heo với liều lượng như thế nào và có tác dụng gì đối với sức khỏe. Ngoài óc heo, để tăng cường trí não thì bạn nên bổ sung những loại thực phẩm khác trong bữa ăn hằng ngày nhé!

Đánh giá