Ăn mì tôm có tốt không? Tác hại như thế nào tới sức khỏe?
Mì tôm là một loại thực phẩm được nhiều người trên thế giới yêu thích bởi sự tiện dụng, ngon miệng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, hiện nay, loại thực phẩm này lại được cảnh báo rằng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người sử dụng. Vậy thực chất ăn mì tôm có tốt không, làm sao để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe? Cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu nhé!
1. Ăn mì tôm có tốt không? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Mì tôm chứa thành phần chủ yếu là bột mì, cung cấp năng lượng chủ yếu nhờ đường và chất béo. Do đo , việc ăn mì tôm thay cho bữa chính lâu dần sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể tự giải đáp thắc mắc “ăn mì tôm có tốt không” qua những ảnh hưởng từ loại thực phẩm này cho cơ thể sau đây:
1.1. Thiếu hụt dinh dưỡng
Trong thành phần của mì tôm chứa nhiều chất bột, chất béo bão hòa nhưng rất ít chất xơ. Cụ thể, thành phần bột mì của loại thực phẩm này chỉ cung cấp được chất bột cùng 9% chất đạm thực vật. Chính vì vậy, ăn mì tôm sẽ khiến cơ thể thiếu hụt rất nhiều dinh dưỡng bởi không có vitamin hay đạm động vật.
1.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Một số loại mì tôm hiện nay có chứa dạng chất béo có hại cho cơ thể (tran fat). Chất này được sinh ra trong quá trình mì chiên trong dầu với nhiệt độ cao. Tran fat có thể làm cholesterol xấu trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, gây tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là đột quỵ.
Ngoài ra, những gói gia vị trong mì tôm cũng chứa các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của những người đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ trong máu,…
1.3. Không tốt cho tiêu hóa
Mì tôm chứa hàm lượng chất béo shotrerning từ 15 – 20%, chủ yếu là axit béo bão hòa gây nên hiện tượng khó tiêu hóa. Do đó, việc ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cho hệ tiêu hóa trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, loại thực phẩm ăn liền này còn không chứa nhiều chất xơ nên có thể làm bạn bị táo bón.
1.4. Thừa cân, béo phì
Bạn có thể nhân định rõ hơn về vấn đề “ăn mì tôm có tốt không” khi nhắc đến tình trạng cân nặng. Bởi tiêu thụ quá nhiều mì ăn liền sẽ khiến cơ thể phải nạp thêm lượng carbohydrate và chất béo không cần thiết. Điều này dẫn đến tình trạng thừa cân, tăng nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến béo phì.
1.5. Ảnh hưởng tiêu cực cho nhiều cơ quan trong cơ thể
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên ăn mì tôm sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về gan, tụy, gây viêm dạ dày. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ăn liền cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch và mạch máu, khiến cơ thể bị thiếu vitamin, khoáng chất.
1.6. Nóng trong người
Mì tôm thường được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao nên sẽ gây cảm giác nóng, khô miệng, khát nước và cồn cào khi ăn. Chính vì vậy, nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể bị nóng lên, dễ gây nhiệt miệng và nổi mụn.
Xem ngay: Ăn mì tôm có nổi mụn không? Cách ăn mì không nổi mụn
2. Những đối tượng nên không nên ăn mì tôm
Qua những ảnh hưởng cho cơ thể đã được thẩm mỹ viện DIVA đề cập ở trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc ” ăn mì tôm có tốt không“. Mì tôm mang đến sự tiện lợi trong cuộc sống bận rộn ngày nay, do đó, nó được rất nhiều người ưa thích và sử dụng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì nên hạn chế hoặc tránh xa loại thực phẩm này:
- Người mắc bệnh tim, béo phì: Mì tôm chứa chất béo bão hòa nên sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân và mắc các bệnh về tim như sơ vữa động mạch.
- Người mắc bệnh thận: Mì ăn liền chứa khá nhiều muối nên sẽ gây hại cho thân, làm tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị đau dạ dày: Mì tôm gây khó tiêu nên sẽ tạo thành áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa.
- Trẻ em: Đây là đối tượng được khuyến cáo không nên ăn mì tôm vì nó kém dinh dưỡng, khó tiêu hóa và chứa nhiều chất gây hại.
- Bà bầu: Mì tôm là thực phẩm “nghèo” dinh dưỡng, thậm chí còn gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, tim mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
3. Mẹo ăn mì tôm ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Sau khi biết được ăn mì tôm có tốt không thì chúng ta đều thấy những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe từ loại thực phẩm này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận về độ tiện lợi, ngon miệng, giá thành rẻ và sự cung cấp năng lượng tức thì của mì tôm. Do đó, nếu muốn ăn mì tôm nhưng ít gây hại đến sức khỏe thì bạn có thể áp dụng một số mẹo như:
- Chần mì tôm qua nước sôi, bỏ đi nước đầu tiên trước khi chế biến.
- Không sử dụng gói gia vị. Thay vào đó bằng các loại gia vị thông thường hay nấu ăn trong nhà bếp.
- Ăn kèm thịt và rau.
- Không ăn quá nhiều.
Hy vọng những thông tin mà Viện thẩm mỹ DIVA vừa mới chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ăn mì tôm có tốt không”. Mặc dù không phải là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng nhiều nhưng mì tôm vẫn mang đến những lợi ích nhất định trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên, bạn cần ăn mì tôm đúng cách và không nên lạm dụng quá nhiều để tránh gây tổn hại cho sức khỏe nhé!
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.