Nổi mụn sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nổi mụn sau tai sưng to và ửng đỏ khiến bạn đau đớn và khó chịu, bạn lo lắng không biết nổi mụn sau tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào để mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
1. Nguyên nhân nổi mụn sau tai
Bạn lo lắng vì phía sau tai bỗng dưng nổi mụn, có dấu hiệu sưng to, sờ vào thấy ấm nóng và đau nhức. Thậm chí còn cảm thấy có dịch mủ bên trọng.
Nổi mụn sau tai không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe. Theo chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA, nổi mụn sau tai có thể do một số nguyên nhân sau đây:
– Nhiễm một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn và vi-rút Epstein-Barr gây ra các nốt mụn và sưng ở vùng tai.
– Vệ sinh tai không sạch sẽ khiến bụi bẩn, bã nhờn tích tụ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến vi khuẩn phát triển và gây mụn.
– Tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi, chịu nhiều tác động từ bên ngoài.
– Xỏ khuyên tai bị viêm nhiễm hoặc mang một số loại trang sức bông tai bằng kim loại gây kích ứng.
– Sử dụng dầu gội không phù hợp khi tóc bám vào tai cũng dễ khiến mụn hình thành ở tai.
– Vệ sinh ga giường, gối, mền không kỹ lưỡng khiến bụi bẩn, vi khuẩn và dễ dàng lây lan đến da, gây nổi mụn sau tai.
– Mang nón bảo hiểm thời gian dài không vệ sinh, khiến quai mủ ép vào tai gây mụn.
– Vùng tai bị dị ứng do tiếp xúc với mỹ phẩm.
2. Nổi mụn sau tai là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, nổi mụn sau tai có thể là mụn bọc được hình thành do bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông.
Khi sờ vào sẽ cảm thấy các nốt mụn sưng to, nổi cục u đỏ nổi lên trên bề mặ, có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Nếu nổi mụn sau tai là mụn bọc thì không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng cần tìm cách khắc phục giúp các nốt mụn xẹp xuống an toàn, nếu không các nốt mụn sẽ bị kích thích vỡ ra và gây tình trạng lây lan sang các vùng da xung quanh.
Ngoài ra, khi sờ vào thấy nổi cục cứng sau tai phải thì theo chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA, đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp một số vấn đề như:
- Viêm xương chũm
- Áp xe
- Nhiễm trùng tai
- Viêm hạch bạch huyết
- Viêm tai giữa
- U nang bã nhờn
Trong một số trường hợp nổi mụn ở tai không phải là vấn đề nghiêm trọng, các nốt mụn sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nếu các nốt mụn sau tai kéo dài và có dấu hiệu gây đau đớn và khó chịu bạn cần tìm đến các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên môn giúp tìm ra các biện pháp khắc phục mụn hiệu quả nhé.
3. Có nên nặn mụn sau tai không?
Các chuyên gia khuyên rằng không nên tự ý nặn mụn sau tai, đặc biệt đối với các nốt mụn sưng to, có chứa dịch mủ bên trong. Việc tự ý nặn mụn sau tai nếu không được thực hiện đúng cách sẽ gây nhiễm trùng, mụn lây lan và hình thành sẹo, nốt mụn có thể trở nên chai cứng.
Thay vì tự ý nặn mụn nên tìm các biện pháp khác an toàn hơn hoặc tìm đến các cơ sở làm đẹp, các bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ giúp mụn nhanh chóng lành một cách an toàn và hiệu quả nhé.
4. Cách điều trị nổi mụn sau tai an toàn và hiệu quả
Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng nổi mụn sau tai hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
4.1.Trị nổi mụn sau tai bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được biết đến có đặc tính kháng khuẩn, giảm sưng viêm hiệu quả. Mang lại công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhanh chóng, ngăn ngừa mụn tái phát lâu dài.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 lọ tinh dầu tràm trà (có thể mua ở các nhà thuốc tây)
- Dùng bông gòn hoặc tăm bông nhúng vào tinh dầu
- Thoa lên vùng nổi mụn sau tai và để qua đêm để tăng hiệu quả
- Thực hiện mỗi ngày để giúp các nốt mụn xẹp nhanh chóng.
4.2.Trị nổi mụn sau tai bằng tỏi
Tỏi có tính sát trùng mạnh, chống lại các vi khuẩn gây mụn, chống viêm và tiêu sưng nhanh chóng.
Cách thự hiện
- Chuẩn bị 1 tép tỏi bóc vỏ và rửa sạch.
- Giã nhuyễn tỏi sau đó thoa trực tiếp lên nốt mụn sau tai.
- Để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Nếu không kích ứng da có thể để tỏi qua đêm để đạt hiệu quả cao hơn.
4.3.Dùng thuốc đặc trị nổi mụn sau tai
Nếu các nốt mụn ở sau tai nghiêm trọng gây đau nhức nhiều thì có thể sử dụng một số loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị phổ biến bao gồm:Benzoyl peroxide, Salicylic Acid, Erythromycin, Clindamycin,…
Đây là các sản phẩm thuốc bôi có công dụng ức chế và loại bỏ vi khuẩn, kích thích gom cồi, làm khô đầu mụn. Ngoài ra còn giúp tẩy da chết nhẹ nhàng cho da thông thoáng và hạn chế mụn tái phát.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây tình trạng kích ứng, mụn nghiêm trọng hơn nhé!
5. Một số cách phòng ngừa nổi mụn sau tai
Nổi mụn sau tai không phải là tình trạng nghiêm trọng, nếu vệ sinh vùng tai sạch sẽ và có các biện pháp chăm sóc phù hợp có thể phòng ngừa các rủi ro. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Vệ sinh vùng tai nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
- Có thể thay đổi các loại dầu gội, sữa tắm hàng ngày.
- Nên ưu tiên các sản phẩm dầu gội, dầu xả an toàn, lành tính.
- Không chạm vào vùng nổi mụn để tránh gây viêm nhiễm, vi khuẩn lây lan rộng hơn ra các vùng xung quanh.
- Vệ sinh nón bảo hiểm, nón đội hàng ngày sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống khoa học, không thức khuya, thường xuyên luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nổi mụn sau tai, các nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả. Nhanh chóng giải quyết nỗi lo mụn sau tai và lấy lại làn da mịn màng như mong muốn. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc điều gì xin vui lòng liên hệ hotline 1900 2222 để được chuyên gia tư vấn thêm.
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.