Dứa có tên gọi khác thơm hay khóm, là loại quả có vị ngọt thanh, nhiều nước. Không chỉ dùng để chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn, dứa còn được dùng tráng miệng sau mỗi bữa cơm hoặc ép nước uống tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chưa biết ăn dứa nhiều có tốt không và cần lưu ý điều gì khi thưởng thức trái thơm, hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu ngay.

1. Ăn dứa nhiều có tốt không?

Ăn dứa nhiều có tốt không luôn được nhiều người quan tâm hiện nay. Dưới đây, thẩm mỹ viện DIVA sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về dứa, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong dứa

Dứa là loại hoa quả giàu thành phần dinh dưỡng. Bạn có thể điểm qua thành phần dinh dưỡng có trong khoảng 165g dứa như: 82,5 calo; 78,9mg vitamin C, 21,6g carbohydrate; 900mg protein; 2,3g chất xơ và các khoáng chất khác như kali, magiê, đồng, mangan,…

Với đa dạng thành phần dinh dưỡng cao, dứa mang đến nhiều công dụng đặc biệt đối với hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng,… Đồng thời, thơm còn có khả năng giảm đau nhức hiệu quả cho người viêm xương khớp.

Muốn biết ăn dứa nhiều có tốt không cần quan tâm đến thành phần của loại quả này
Muốn biết ăn dứa nhiều có tốt không cần quan tâm đến thành phần của loại quả này

1.2. Những lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Muốn biết ăn dứa nhiều có tốt không bạn cần chú ý đến lợi ích của thơm đối với sức khỏe. Nếu bạn chưa biết đó là những lợi ích gì, hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA điểm qua chi tiết ngay dưới đây:

  • Dứa có tác dụng chống nhiễm trùng, diệt vi khuẩn, trị ho, cảm lạnh.
  • Nếu biết cách ăn thơm đúng cách giúp tăng cường xương khớp hiệu quả.
  • Thơm có tác dụng tốt cho răng và xương khớp.
  • Nếu thường xuyên bổ sung dứa cho cơ thể giúp góp phần phòng tránh ung thư.
  • Dứa giúp hệ tiêu hóa tốt, hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Thơm có tác dụng giảm thiểu nguy cơ thoái hóa điểm vàng, giúp thị lực tốt.
  • Loài quả này có khả năng điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả.
  • Khi ăn dứa sẽ ổn định huyết áp, tốt cho hệ tim mạch của bạn.
  • Hiệu quả đông máu của sản phẩm sẽ được loại bỏ nếu biết cách bổ sung thơm vào mỗi bữa ăn.
  • Sản phẩm giúp bạn thư giãn, hạn chế stress.
  • Dứa có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, giúp tóc mềm mại, bồng bềnh,…

Dựa vào một số công dụng ở trên bạn có thể trả lời được câu hỏi ăn dứa nhiều có tốt không. Tuy nhiên, cần chú ý không nên lạm dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Dựa vào lợi ích mang lại để biết ăn dứa nhiều có tốt không
Dựa vào lợi ích mang lại để biết ăn dứa nhiều có tốt không

2. Những tác hại của ăn dứa nhiều gây ra

Ăn dứa nhiều có tốt không bạn đã được giải đáp trên đây. Vậy, khi lạm dụng ăn dứa quá nhiều có gây ra tác hại gì không? Bạn có thể điểm qua chi tiết ngay dưới đây để cùng Viện thẩm mỹ DIVA giải đáp ngay nhé!

  • Nếu lạm dụng ăn dứa quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng rát lưỡi do glycosides trong dứa tác động kích ứng niêm mạc miệng.
  • Axit cao trong dứa có khả năng bào món lớp men răng gây ra những tổn thương cho bộ phận này.
  • Ăn lượng dứa quá lớn là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng buồn nôn, khó chịu.
  • Khi ăn lượng dứa nhiều khiến hoạt chất bromelain cùng hydrolase protein có thể gây ra tình trạng phát ban, ngứa ngáy.
  • Dứa có thể gây ra tình trạng loãng máu, tạo ra những nguy hiểm khi gặp tổn thương.
  • Nếu lạm dụng ăn quá nhiều dứa có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Đối với mẹ bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất không nên ăn dứa vì có thể gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai, sinh non,…
Ăn dứa không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Ăn dứa không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Những lưu ý khi ăn dứa để đảm bảo an toàn

Ăn dứa nhiều có tốt không bạn đã được chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA chia sẻ trên đây. Do đó, để tránh những tác hại khi ăn thơm, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

3.1. Không ăn thơm khi còn xanh

Thông qua giải đáp ăn dứa nhiều có tốt không bạn cần chú ý tránh ăn những quả khi còn xanh. Bởi, thơm xanh chứa hàm lượng bromelain cao, gây hình thành các búi xơ không tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu thường xuyên ăn dứa xanh có thể khiến bạn bị tắc nghẹn ruột, gây chướng bụng, khó chịu.

Bạn chỉ nên ăn dứa khi đã chín
Bạn chỉ nên ăn dứa khi đã chín

3.2. Dứa đã bị dập cần loại bỏ, không nên ăn

Đối với dứa khi đã bị dập, nát không nên ăn. Vì vùng thơm không còn nguyên vẹn khi thưởng thức có thể gây tình trạng ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bạn.

3.3. Chú ý gọt kỹ vỏ và mắt dứa

Bạn cần gọt mắt dứa và vỏ thật kỹ trước khi ăn. Vì, trong vỏ và mắt dứa dễ gây hiện tượng ngứa, rát lưỡi khi thưởng thức. Ngoài ra, cần bỏ cồi dứa, chỉ thưởng thức phần thịt màu vàng.

3.4. Không ăn dứa khi có cảm giác đói

Bên cạnh ăn dứa nhiều có tốt không bạn còn cần chú ý đến thời điểm thưởng thức loại quả này. Không nên ăn lúc đói vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Thay vào đó, hãy thưởng thức sau bữa chính khoảng 30 phút để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Cần chú ý không ăn dứa khi đói
Cần chú ý không ăn dứa khi đói

Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp ăn dứa nhiều có tốt không và những tác hại, cách thưởng thức loại quả này chi tiết nhất. Bạn cần chú ý không lạm dụng ăn dứa để tránh gây hại đối với sức khỏe. Nếu cần hỗ trợ trong quá trình làm đẹp, đừng ngần ngại liên hệ hotline 1900 2222 để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Đánh giá