Móng chân bị đen thì nên làm gì?” là vấn đề khiến nhiều người quan tâm và cực kì lo lắng. Móng chân thể hiện tình trạng của con người thông qua màu sắc và độ cứng. Nếu móng chân bị đen bất thường gây bệnh lý nghiêm trọng không? Hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân gây ra móng chân bị đen là gì?

Không ít người lo sợ khi móng chân trở nên đen bất thường, có thể đây là một bệnh lý tiềm ẩn của cơ thể. Nếu bạn nhìn thấy vết đen xuất hiện mãi không hết. Bạn có thể đến bệnh viện kiểm tra và có phương hướng điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ da liễu Nava Greenfield, nguyên chân của móng chân bị đen thường xuất phát từ những vấn đề sau đây.

1.1. Do chấn thương

Viện thẩm mỹ DIVA cho biết, những vấn đề do móng chân bị đen hầu hết là do chấn thương. Khi va chạm, các mạch máu trong móng chân bị vỡ ra và không thoát ra bên ngoài. Điều này khiến máu bị tích tụ dưới móng chân hình thành vết thương màu sẫm đen.

Móng chân bị đen
Trường hợp móng chân bị đen do va chạm, chấn thương

1.2. Nổi mụn cóc

Vi khuẩn vô hại HPV (Human papillomavirus) chính là nguyên nhân gây nên nốt mụn cóc. Khi mụn cóc xuất hiện ở dưới móng sẽ khiến da bị đẩy lên làm nứt móng chân. Nếu bạn thấy vết đen xuất hiện là do móng chân bị đứt khiến máu tụ bầm. Vì vậy, bạn cần chữa trị kịp thời vấn đề trên để ngăn cản mụn cóc phát triển nhanh khiến móng nứt vỡ hoàn toàn.

1.3. Móng bị nhiễm nấm

Móng chân bị nhiễm nấm sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Bạn sẽ nhận thấy móng chuyển dần từ màu vàng đến xanh tím rồi xanh lá cây, nâu, tím và đen. Ngoài ra, móng chân cũng trở nên giòn, khó chịu và tiết ra chất bột.

1.4. Mắc bệnh ung thư da

Khi bạn mắc bệnh ung thư da, móng chân sẽ bị sẫm màu dần dù không bị bất kỳ chấn thương gì. Trường hợp này bạn nên đến những bệnh viên chuyên về da liễu để thăm khám để điều trị kịp thời.

Móng chân bị đen
Móng chân bị đen cũng tiềm ẩn nhiều căn bệnh nghiêm trọng

2. Những mối nguy hiểm khi móng chân bị đen

Để biết được móng chân bị đen có gây nguy hiểm không thì bạn nên đến các bệnh viện da liễu và nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ. Theo ông Nava Greenfield – Bác sĩ da liễu, hầu hết các trường hợp móng chân bị đen sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần phải có phương pháp điều trị kịp thời.

  • Nếu bạn không xử lý móng chân bị đen do bị nhiễm nấm hoặc mọc mụn cóc kịp thời sẽ khiến bệnh lan ra những ngón chân lân cận. Điều này có thể gây tổn thương móng vĩnh viễn.
  • Ngoài ra, trường hợp móng chân đen cũng có thể là dấu hiệu cảu bệnh ung thư da. Căn bệnh này dễ nhầm lẫn với các trường hợp móng chân bị đen thông thường khác. Nếu bạn chủ quan sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Móng chân đen
Móng chân đen có gây nguy hiểm? 

3. Cách điều trị móng chân bị đen

Làm sao để điều trị móng chân bị đen đúng cách? Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này.

3.1. Điều trị móng chân bị đen do chấn thương

Theo Viện thẩm mỹ DIVA, sau khi xác định được lý do khiến móng chân bị đen, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này.

– Áp dụng quy tắc RICE: Bạn có thể sử dụng quy tắc RICE để hạn chế tình trạng sưng đau, giúp móng chân bị đen mau lành:

  • R (Rest): Hạn chế thực hiện những bài tập luyện, chạy bộ khoảng vài tuần để móng nghỉ ngơi, giúp vết thương cũ mau lành.
  • I (Ice): Bọc vài viên đá chườm lên ngón chân bị thương nhằm giảm tính trạng sưng và tê. Nên chườm đá mỗi tiếng 1 lần khoảng 20 – 30 phút.
  • C (Compression): Quấn băng quanh ngón chân để tạo áp lực nhằm hạn chế vết máu tụ bầm dưới móng.
  • E (Elavation): Nâng bàn chân cao hơn so với vị trí của tim để giảm sưng đau.
Móng chân đen
Nguyên tắc RICE giúp móng chân được nghỉ ngơi

– Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cảm thấy ngón chân bị thâm đen và đau nức không thuyên giảm, bạn có thể dùng thuốc kháng viêm để chữa trị như naproxen, ibuprofen, acetaminophen,… Đồng thời bạn nên hỏi trước bác sĩ để không phải uống aspirin, vì loại thuốc này có thể khiến máu chảy dưới móng nặng nề hơn.

Móng chân đen
Sử dụng thuốc uống hỗ trợ

– Nhờ sự tư vấn của bác sĩ: Đối với một số trường hợp, các phương pháp điều trị móng chân bị đen tại nhà hầu như không hiệu quả, kèm theo những triệu chứng như sưng đau, chảy máu, vết cắt sâu thì bạn nên đến bệnh viện để chữa bệnh kịp thời.

Các bác sĩ sẽ sử dụng laser hoặc kim để đâm vào móng để tạo đường dẫn máu và dịch ở phần dưới móng. Nếu vết thương nghiêm trọng, chuyển biến nặng gây nhiễm trùng thì bắt buộc phải tháo móng chân đó ra.

Móng chân đen
Nhờ bác sĩ thăm khám và kê toa thuốc chữa trị móng chân đen 

– Chăm sóc móng sau khi điều trị: Sau khi bị thương, móng chân cần phải có một thời gian mới có thể phục hồi hoàn toàn. Trong giai đoạn này, bạn nên chọn những đôi giày bít mũi, rộng rãi để bảo vệ móng.

  • Giữ móng chân sạch sẽ, không làm nail.
  • Chọn giày dép thoải mái, lớn hơn nửa số so với kích cỡ chân bình thường.
  • Mang tất có chất liệu thoáng mát, khô thoáng.
  • Sử dụng băng keo cá nhân bảo vệ ngón chân.

Lưu ý:

  • Khi móng mọc dài ra, bạn có thể cắt bớt phần bị đen. Quá trình phục hồi cớ thể diễn ra khoảng 6 – 9 tháng.
  • Nếu bị tổn thương nặng thì móng không thể mọc lại bình thường như trước.
Móng chân đen
Cắt tỉa, vệ sinh móng chân thường xuyên

3.2. Cách điều trị móng chân nhiễm nấm

Viện thẩm mỹ DIVA khuyến khích bạn nên đến bệnh viện da niễm để chẩn đoán và chữa trị tình trạng móng chân bị nhiễm nấm.

– Sử dụng thuốc không kê toa: Nếu bạn gặp trường hợp móng chân bị đen nhẹ, bác sĩ sẽ hướng hẫn bạn sử dụng các loại thuốc hoặc kem đặc trị như:

  • Kem trị nấm Dr.Scholl’s Fungal Nail Treatment
  • Kem trị nấm Lotrimin AF
  • Kem trị nấm Urea 40+
  • Kem trị nấm Urea Care

Lưu ý: Bạn có thể mài để móng được mềm, dễ thấm thuốc hơn.

– Sử dụng thuốc trị nấm được bác sĩ kê toa: Đối với trường hợp bị nấm chân nặng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và các sản phẩm đặc trị để móng mau lành. Một số sản phẩm trị nấm móng chân hiện nay như:

  • Ciclopirox
  • Amorolfine
  • Tavaborole
  • Efinaconazole
  • Thuốc sơn móng Penlac

Lưu ý: Những loại thuốc mỡ có thể bôi lên móng hằng ngày hoặc 1 lần/tuần. Sau khi sử dụng vài tuần, thuốc mới có thể phát huy công dụng.

Móng chân đen
Bôi thuốc chữa móng chân bị đen

3.3. Uống thuốc điều trị nấm

Đối với những trường hợp thuốc kê toa cũng không giúp móng chân hết bị đen, bạn nên dùng những loại thuốc đường uống như:

  • Sporanox
  • Lamisil

Điều này sẽ giúp móng trở nên khỏe hơn, bạn nên thực hiện uống đều đặn 6 – 12 tuần. Tuy nhiên, thuốc trị nấm có thể gây nên một số tác dụng phụ khi sử dụng. Chính vì vậy, bạn phải liên hệ bác sĩ điều trị ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Móng chân đen
Uống thuốc điều trị nấm móng chân 

3.4. Điều trị bệnh ung thư da

Nếu bạn cảm nhận móng của mình có gì khác lạ, hoặc nghi đang bị ung thư sắc tố thì nên đến bệnh viện ngay. Để loại bỏ các tế bào ung thư, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị hư.

Móng chân đen
Gặp bác sĩ để được tư vấn về vấn đề móng chân bị đen

Màu sắc móng chân bị đen, trở nên thay đổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra xem sức khỏe có bị vấn đề gì nghiêm trọng hay không. Hãy liên hệ với các bác sĩ da liệu để điều trị đúng lúc nhé! Đừng quên truy cập website Viện thẩm mỹ DIVA để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe và làm đẹp cho gia đình bạn.

Đánh giá