Tuổi dậy thì mũi có cao được không? Cách làm mũi cao hơn
Chiếc mũi cao ráo, thanh thoát chính là điểm nhấn giúp khuôn mặt trở nên sắc nét, thu hút hơn. Rất nhiều thanh thiếu niên băn khoăn rằng tuổi dậy thì mũi có cao được không? Hãy cùng Viện thẩm mỹ Diva tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Tuổi dậy thì mũi có cao được không?
Mũi của con người phát triển từ nhỏ đến lớn và khi bước vào giai đoạn dậy thì hầu như không có sự thay đổi quá nhiều. Theo các chuyên gia, ở độ tuổi 13 – 15, sống mũi vẫn có sự thay đổi nhẹ, trở nên thon và gọn hơn do sự phát triển của xương. Đến khi 25 tuổi, sống mũi của bạn đã ổn định và sẽ không thay đổi nữa.
Tương tự các hệ xương khác trên cơ thể, xương mũi cũng bắt đầu phát triển từ 1 – 1,5 tuổi. Theo thời gian, sống mũi có xu hướng dài ra và thay đổi dần dần cho đến độ tuổi trưởng thành mới ổn định. Sau 25 tuổi, bạn có thể nhận thấy phần da mặt mỏng hơn, đường nét ở mũi cũng không còn sắc sảo như trước. Điều này là vì cấu trúc da thay đổi do lão hóa, khiến vùng ở mũi trở nên lỏng lẻo, bẹt rộng ra và chảy xuống 2 bên.
Vậy tuổi dậy thì mũi có cao được không? Thực tế, ở các bé gái mũi vẫn tiếp tục phát triển ở giai đoạn 12 – 16 tuổi. Còn ở bé trai là 15 – 18 tuổi. Như vậy, vào độ tuổi dậy thì, sống mũi vẫn có thể phát triển thêm. Tuy nhiên, dáng mũi có cao lên hay không còn phụ thuộc vào di truyền và quá trình phát triển của các mô tự nhiên. Các phương pháp dùng canxi hay vuốt mũi hầu như không mang lại hiệu quả cải thiện sống mũi.

2. Tuổi dậy thì có nâng mũi được không?
Giải đáp được câu hỏi “tuổi dậy thì mũi có cao được không” thì bạn đã phần nào đưa ra được đáp án cho vấn đề này. Khi còn ở độ tuổi dậy thì, cấu trúc mũi vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên việc can thiệp thẩm mỹ là hoàn toàn không nên. Có thể một vài năm sau, mũi của bạn sẽ có sự thay đổi, nếu phẫu thuật nâng mũi quá sớm dáng mũi sẽ không còn phù hợp, cân đối với khuôn mặt nữa.
Ngoài ra, vào độ tuổi dậy thì, cơ thể vẫn chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng cũng kém hơn người trưởng thành nên sẽ có nhiều rủi ro và biến chứng không thể lường trước được. Theo các chuyên gia, độ tuổi phù hợp để phẫu thuật nâng mũi là từ 18 – 55 tuổi.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mũi
Dáng mũi cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền và bẩm sinh. Bên cạnh đó, khoa học đã chứng minh rằng nhiệt độ của môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến độ cao và rộng của khoang mũi.
Theo đó, người sống ở vùng có khí hậu khô và lạnh có phần sống mũi cao, dài, đầu mũi nhỏ. Những người sống ở khu vực nhiệt đới sẽ có phần mũi ngắn và cánh mũi rộng hơn để thích nghi với điều kiện môi trường. Điều này cũng chính là lý do giải thích cho việc người Châu Á thường có sống mũi thấp hơn so với Âu Mỹ.
Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành của bạn, sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng đến dáng mũi như chế độ ăn uống, tập luyện, nhưng không quá nhiều. Hoặc đôi khi, những ảnh hưởng do tai nạn ngoài ý muốn cũng có thể làm thay đổi dáng mũi.

4. Làm sao để mũi cao hơn?
Ngoài thắc mắc tuổi dậy thì mũi có cao được không, nhiều người vẫn băn khoăn về cách cải thiện bộ phận trên khuôn mặt này. Như đã đề cập ở trên, dáng mũi được quyết định chủ yếu do di truyền, chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của mỗi người trong thời kỳ đầu. Do đó, sau 16 tuổi bạn rất khó để thay đổi dáng mũi nhờ tác động bằng những phương pháp tự nhiên. Hiện nay, có một số gợi ý giúp cải thiện sống mũi như:
4.1. Trang điểm tạo khối cho sống mũi
Đây là mẹo trang điểm giúp bạn ăn gian về chiều cao của sống mũi, khiến phần mũi trông thanh thoát, nhỏ gọn hơn. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật đắp bột hay tạo khối cho phần sống mũi. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời nhằm giúp bạn tự tin hơn khi đi tiệc hay gặp gỡ bạn bè.

4.2. Massage cho mũi
Một số người cho rằng, massage đúng cách sẽ giúp sống mũi được cao và thon gọn hơn. Bạn chỉ cần lấy 2 ngón tay vuốt dọc theo bên cánh mũi mỗi ngày là được. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp massage mũi này vẫn chưa được chứng minh. Do đó, bạn cần cân nhắc khi thực hiện và không nên đặt hy vọng quá nhiều vào nó.
4.3. Dùng kẹp nâng mũi
Tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, giới trẻ thường dùng kẹp nâng mũi với mong muốn định hình và cải thiện dáng mũi. Sản phẩm này chỉ phù hợp với những bạn thuộc độ tuổi đang phát triển. Lưu ý, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng và mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần phải hết sức cẩn thận vì kẹp mũi không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

4.4. Phẫu thuật nâng mũi
Đây là phương án được cho là mang lại hiệu quả tối ưu nhất, giúp bạn cải thiện được các khuyết điểm như mũi thấp, kẹt, bè, cánh mũi to,… Nếu sợ phải đụng chạm dao kéo, bạn có thể tham khảo phương pháp tiêm filler hoặc nâng mũi bằng chỉ. Các dịch vụ này thường ít xâm lấn, không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ duy trì trong một thời gian nhất định.
Phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi bạn phải mất một thời gian để nghỉ ngơi, hồi sức. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, giúp bạn tạo được dáng mũi cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ thẩm mỹ cũng ngày càng phát triển nên quy trình nâng mũi khá nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của thuốc gây tê, bạn hầu như sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “tuổi dậy thì mũi có cao được không?”. Nếu bạn đang có ý định áp dụng phương pháp nâng mũi, hãy đợi đến khi đủ 18 tuổi để form mũi được phát triển hoàn thiện rồi mới thực hiện nhé!
Bài viết liên quan:
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.