Góc giải đáp: Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?
Tiêm filler mũi là phương pháp cải thiện nhan sắc không còn xa lạ gì với các tín đồ làm đẹp hiện nay. Sau khi tiêm filler, các bác sĩ thường dặn chúng ta không nên tác động mạnh và hạn chế đụng chạm vào mũi. Vậy tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Cùng Viện thẩm mỹ DIVA tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Nguyên nhân nào khiến mũi bị nổi mụn sau khi tiêm filler?
Sau khi tiêm filler, trên vùng mũi của bạn xuất hiện những nốt mụn mất thẩm mỹ, nhưng liệu có được nặn chúng ra hay không? Trước khi giải đáp vấn đề tiêm filler mũi có được nặn mụn không thì hãy tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này đã nhé!
Nếu việc mọc mụn là do yếu tố về da hay nội tiết bên trong cơ thể, thì thường sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nếu sau khi tiêm, bạn thấy vùng mũi xuất hiện mụn nước, mụn đầu trắng, không nhân hay sưng, viêm đỏ kéo dài thì rất có thể là biến chứng gây hại. Nguyên nhân xuất hiện biến chứng sau khi tiêm này là do:
- Tay nghề bác sĩ kém: Nếu tay nghề của người thực hiện quá kém, tiêm quá nông sẽ khiến filler bị lồi lên trên da giống như nổi mụn. Còn nếu tiêm quá sâu đụng tới các mạch máu thì sẽ gây bít tắc mạch, xuất hiện mụn đỏ hay thậm chí là hoại tử.
- Cơ địa: Thành phần của filler bao gồm những loại HA có trong cơ thể người nên khá lành tính. Tuy nhiên, với một số người cơ địa quá nhạy cảm thì cũng có thể xuất hiện phản ứng đào thải với chất lạ, khiến mụn nổi sưng và đỏ trên da.
- Chất lượng filler: Sử dụng filler không đảm bảo về chất lượng, hàng trôi nổi sẽ khiến da bị kích ứng và nổi mụn. Ngoài ra, nếu lượng filler được tiêm vào quá nhiều thì sẽ lan sang các mô khác và vón cục, nổi hằn lên da tạo nên mụn mủ.
- Quá trình tiêm không an toàn: Trong quá trình tiêm filler không được đảm bảo về không gian vô trùng hay kỹ thuật thì có thể khiến bạn bị lây nhiễm chéo, vi khuẩn xâm nhập và gây nổi mụn nước.
- Chăm sóc sai cách: Sau khi tiêm, việc bạn ăn uống không đúng cách sẽ khiến filler bị vón cục, lệch đi và nổi mụn.

2. Những câu hỏi thường gặp sau khi tiêm filler
Khi thực hiện phương pháp làm đẹp này, nhiều người thường có những thắc mắc như tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Nâng mũi rồi có tiêm filler được không? Tiêm filler rồi có nâng mũi được không? Vậy cùng tham khảo thông tin chia sẻ từ các chuyên gia dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
2.1. Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?
Được đánh giá là phương pháp làm đẹp an toàn, không xâm lấn và có thể hoạt động bình thường sau khi thực hiện, tuy nhiên, sau khi tiêm filler cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Thông thường, vùng mũi thường tích tụ nhiều bã nhờn nhất nên rất dễ nổi mụn khiến chúng ra khó phân biệt được nguyên nhân là do sinh lý hay tiêm filler.
Nhưng với câu hỏi “tiêm filler mũi có được nặn mụn không?” thì câu trả lời là “KHÔNG” nhé các nàng. Bởi nếu nặn mụn ngay sau khi tiêm filler có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn như viêm nhiễm, thậm chí là bị lệch và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Do đó, nếu bị mụn thì bạn cần chờ cho mũi đứng form, ổn định và lành hẳn rồi mới được xử lý. Quá trình hồi phục cần phải mất 1 tháng, nên trong khoảng thời gian này, bạn tuyệt đối không được tác động mạnh hay tự ý nặn mụn nhé!

2.2. Nâng mũi rồi có tiêm filler được không
Đối với vấn đề nâng mũi rồi có tiêm filler được hay không, đa số các bác sĩ thẩm mỹ đều cho rằng là có thể. Tuy nhiên, việc tiêm filler sau khi nâng mũi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe khách hàng, phương pháp nâng mũi, tình trạng hiện tại của mũi,…
Nhưng các chuyên gia cũng nhận định rằng việc tiêm filler sau khi nâng mũi tồn tại những nguy cơ rủi ro rất cao, bởi nó ảnh hưởng đến độ bám dính của sụn bên trong mũi. Bên cạnh đó còn khó tránh khỏi tình trạng filler bị vón cục khiến sống mũi trở nên kém tự nhiên hơn. Cách tốt nhất khi muốn thực hiện phương pháp này là đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp.
2.3. Tiêm filler rồi có nâng mũi được không?
Ngoài vấn đề tiêm filler mũi có được nặn mụn không thì nhiều người vẫn còn thắc mắc khi muốn can thiệp biện pháp dụng chạm dao kéo. Cụ thể, sau khi tiêm filler, nhiều người chưa được hài lòng với kết quả hoặc muốn sở hữu sống mũi cao, đẹp trong thời gian dài. Do đó, họ muốn thực hiện nâng mũi để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của bản thân.
Với vấn đề này thì các bác sĩ thẩm mỹ khẳng định rằng hoàn toàn có thể. Bởi bản chất của việc tiêm filler rất nhẹ nhàng và an toàn nên có thể đợi chất làm đầy này tan hết và tiến hành nâng mũi bình thường. Nếu trường hợp, lượng filler chưa hết thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tan để phá vỡ cấu trúc liên kết của chất làm đầy để chúng biến mất hoàn toàn. Sau khoảng 5 – 7 ngày thì bạn có thể tiến hành cấy ghép sụn mũi một cách bình thường.

3. Sau khi tiêm filler mà bị mụn thì cần làm gì?
Về vấn đề “tiêm filler mũi có được nặn mụn không” thì chúng ta đã có câu trả lời là không. Vậy phải làm thế nào khi tình trạng này xuất hiện? Thẩm mỹ viện DIVA khuyên rằng, bạn nên đến gặp bác sĩ để biết được mụn nổi lên là do vấn đề da liễu hay tiêm filler.
3.1. Nổi mụn sau khi tiêm filler do vấn đề da liễu
Các bạn đã giải đáp được vấn đề “tiêm filler mũi có được nặn mụn không” rồi thì có thể tìm đến những biện pháp ít gây tác động hơn để cải thiện tình trạng này. Cụ thể, bạn có thể dùng kem, mặt nạ trị mụn,… để hạn chế tác động mạnh lên làn da.
Ngoài ra, bạn cũng nên để ý chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nên ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, bổ sung nhiều nước và trái cây, rau xanh để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, tình trạng mụn sẽ dần thuyên giảm mà không cần phải tác động mạnh lên da.

3.2. Nổi mụn do tiêm filler
Nếu đã xác định được tình trạng nổi mụn trên mũi là tác dụng phụ của việc tiêm filler thì cách xử lý sẽ khó hơn. Lúc này, việc nặn mụn sẽ gây viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử khiến quá trình điều trị phức tạp và đối mặt với nguy cơ để lại sẹo xấu. Do đó, tuyệt đối không được nặn mụn để tránh làm tổn thương da.
Thay vào đó, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị. Một số trường hợp sẽ được chỉ định tiêm tan filler để đào thải và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Hoặc bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để tiệt khuẩn và ngừa viêm nhiễm. Bạn không nên tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nếu xuất hiện cảm giác đau nhức ở vùng mũi thì bạn có thể dùng đá bọc trong vải sạch chườm lạnh khoảng 10 – 15 phút để làm dịu da. Nhưng bạn cần nhớ phải vệ sinh túi chườm thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da. Nếu mũi bị nổi mụn kèm chảy dịch mủ thì nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào bông y tế để vệ sinh sạch sẽ.
4. Cần lưu ý gì sau khi tiêm filler mũi
Ngoài quan tâm vấn đề “tiêm filler mũi có được nặn mụn không“, bạn cũng cần để ý về cách kiêng cữ, chăm sóc sau khi thực hiện.
4.1. Nói không với chất kích thích, rượu bia, đồ ăn nhanh cay nóng
Tiêm filler mũi là phương pháp làm đẹp có thể nhanh chóng mang lại hiệu quả ngay sau khi thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo dáng mũi được hài hòa, cân đối và thẩm mỹ cao thì bạn cần quan tâm đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt.
Theo đó, để không cần phân vân “tiêm filler mũi có được nặn mụn không” thì bạn không nên ăn đồ cay, nóng hay sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia. Bởi chúng không chỉ khiến da nổi mụn mà còn có thể làm cho filler tan nhanh hoặc gây kích ứng.

4.2. Không được xông hơi hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao
Tiếp xúc với nhiệt độ cao từ việc xông hơi hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào có thể khiến quá trình tan filler diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên chú ý che chắn cẩn thận khi cần ra ngoài và hạn chế xông hơi cho mặt sau khi tiêm filler nhé. Ngoài ra, điều này còn có lợi ích trong việc bảo vệ làn da tránh khỏi những tác nhân xấu từ ánh nắng mặt trời như thâm nám, lão hóa,…

4.3. Kiêng đeo kính, makeup trong thời gian đầu
Sờ hay chạm vào vùng mũi là việc làm hoàn toàn không nên sau khi thực hiện tiêm filler. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc make up trong khoảng thời gian đầu để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sau khi tiêm. Khi vùng da đã ôn định và vào form thì bạn có thể yên tâm trang điểm như bình thường. Ngoài ra, cũng cần hạn chế đeo kính trong 30 ngày đầu kể từ khi tiêm filler mũi để tránh ảnh hưởng đến form sống mũi.
4.4. Hạn chế vận động mạnh
Không những cần tránh tác động vào vùng mũi, bạn cũng phải hạn chế tối đa các bài tập hoặc hoạt động mạnh như nhảy dây, chạy bộ, leo núi. Bởi sau khi tiêm, filler đang trong quá trình cố định form, nếu bạn luyện tập mạnh sẽ làm huyết áp và nhịp tim tăng nhanh, có thể khiến vùng da bị sưng đỏ, ngứa ngáy.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề “tiêm filler mũi có được nặn mụn không” và nên làm gì khi gặp phải tình trạng này mà bạn nên tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ được cách chăm sóc, kiêng cữ sau khi thực hiện tiêm filler, giúp kết quả thẩm mỹ được hoàn thiện một cách hoàn hảo nhất.
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.