Cách tẩy tế bào chết cho môi thâm có khá nhiều, mỗi cách mang đến những ưu, nhược điểm khác nhau nhằm cải thiện sắc tố da, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn để môi hồng quyến rũ. Nếu bạn chưa biết cách nào đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây để áp dụng thực hiện ngay nhé!

1. Tẩy tế bào chết môi quan trọng thế nào?

Tương tự như các vùng da khác, môi thường tiếp xúc với thức ăn, son và bụi bẩn. Môi hoạt động theo cơ chế hình thành, tái tạo tế bào mới sau đó “già” dần rồi “chết”. Khi các tế bào chết bám trên môi ngày càng nhiều sẽ khiến đôi môi bị thâm, sạm, khó hình thành các tế bào mới trên đôi môi. 

Tẩy tế bào chế cho môi là công việc vô cùng quan trọng cần thực hiện mỗi tuần 1 – 2 lần. Chúng giúp loại bỏ các tế bào môi đã chết và hình thành các tế bào mới, tạo điều kiện cho đôi môi được khỏe, hồng hào và tươi tắn hơn. Đồng thời, chúng còn có tác dụng giảm thiểu tối đa tình trạng thâm xỉn màu.

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-1

Tẩy tế bào chết môi nên thực hiện tuần 1 – 2 lần

2. 9 cách tẩy tế bào chết môi an toàn, đơn giản

Có rất nhiều cách tẩy tế bào chết môi được chia sẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Do đó, Viện thẩm mỹ DIVA sẽ chia sẻ đến bạn 9 cách tẩy tế bào chết môi ngay tại nhà. Bạn hãy chọn thực hiện ngay để thu được hiệu quả cao nhất nhé!

2.1. Kết hợp baking soda và mật ong tẩy tế bào chết môi

Sử dụng mật ong và baking soda tẩy tế bào chết là phương pháp đã được nhiều người thực hiện và đánh giá cao. Hai nguyên liệu này đều lành tính và dễ tìm kiếm. Do đó, bạn hãy áp dụng thực hiện ngay nhé, hiệu quả thu được sẽ thực sự khiến bạn ngạc nhiên.

  • Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm baking soda và mật ong.
  • Bước 2: Trộn mật ong và baking soda vào tô sạch để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Dùng hỗn hợp đó tán đều trên môi và massage nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút rồi vệ sinh lại môi với nước.

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-2

Cách tẩy tế bào chết môi bằng mật ong và baking soda

2.2. Dùng đường và dầu ô liu tẩy tế bào chết môi

Thêm một cách tẩy tế bào chết môi bạn có thể thực hiện ngay phải kể đến dùng dầu ô liu kết hợp với đường. Bạn có thể thực hiện cách này ngay tại nhà và cho hiệu quả cao nhất. Hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA thực hiện ngay nhé!

  • Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm đường và dầu ô liu.
  • Bước 2: Trộn đều dầu ô liu và đường để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Tán đều hỗn hợp vừa chuẩn bị lên môi, massage nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút rồi rửa sạch nước.

2.3. Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline và đường

Vaseline là một loại mỹ phẩm không mùi, có công dụng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và tẩy tế bào chết nhanh chóng cho môi cực kỳ hiệu quả. Hãy kết hợp Vaseline cùng các nguyên liệu thiên nhiên để tăng hiệu quả và cung cấp dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng cho môi hồng hào, mịn màng tốt hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm muối biển dạng mịn, đường, vaseline.
  • Bước 2: Cho đường trắng, muối biển và Vaseline vào trộn đều thành hỗn hợp.
  • Bước 3: Làm môi ẩm bằng nước ấm rồi dùng bàn chải đánh răng có lông mềm chà hỗn hợp trên lên môi để da chết bong ra sau đó rửa lại với nước.

2.4. Tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng

Kem đánh răng chứa nhiều thành phần có khả năng diệt khuẩn nên dùng cho việc tẩy biểu bì chết trên môi hiệu quả. Tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng cách này giúp làm sạch môi và và giúp đôi môi trở nên mịn màng, căng bóng hơn.

Thoa lớp kem đánh răng mỏng lên môi rồi dùng bàn chải chải đều. Sau đó rửa sạch lại và dùng sản phẩm dưỡng chuyên dụng cho môi.

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-3

Cách tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng

2.5. Cách tẩy tế bào chết môi bằng dầu dừa

Với đặc tính kháng viêm, kháng nấm, làm sạch da, dầu dừa thường được sử dụng trong các phương pháp làm đẹp. Trong đó dầu dừa rất thích hợp để loại bỏ bụi bẩn, dưỡng da môi mềm mịn, hạn chế tình trạng nứt nẻ rất tuyệt vời.

Mỗi tối trước khi ngủ thoa dầu dừa lên môi rồi massage nhẹ nhàng tầm 10 phút. Không cần rửa lại bằng nước, môi sẽ hồng hào mỗi ngày.

2.6.  Cách tẩy tế bào chết môi bằng dâu tây

Với cách dùng dâu tây tẩy tế bào chết cho đôi môi vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo cách thực hiện ngay dưới đây:

  • Bước 1: Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn dâu tây.
  • Bước 2: Sau khi làm mềm môi cho dâu tây lên môi và massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút và rửa lại với nước.

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-4

Cách tẩy tế bào chết môi bằng dâu tây

2.7. Tẩy tế bào chết môi bằng mật ong, bưởi, đường và dầu ô liu

Mật ong, bưởi và dầu ô liu rất dồi dào vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp dưỡng ẩm môi, tránh nứt nẻ, ngăn ngừa lão hóa cho môi để môi luôn căng mọng, tươi tắn, hồng hào hơn. Sử dụng mật ong kết hợp đường và các nguyên liệu khác là cách tẩy da chết cho môi thâm được nhiều người áp dụng khá thành công.

  • Bước 1: Cần chuẩn bị nguyên liệu gồm mật ong, bưởi, dầu ô liu và đường.
  • Bước 2: Ép bưởi ra lấy nước sau đó hòa cùng mật ong, dầu ô liu và đường vào tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Sau khi làm mềm môi cho hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút và rửa lại với nước.

2.8. Dùng chanh tẩy tế bào chết môi

Muốn dùng chanh tẩy tế bào chết vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần làm ướt môi sau đó dùng chanh chà trực tiếp lên môi. Cuối cùng dùng tay massage nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Chỉ cần thực hiện trong 1 – 2 lần mỗi tuần sẽ giúp đôi môi loại bỏ được các tế bào chết trên môi.

2.9. Loại bỏ da chết môi bằng bột yến mạch và mật ong

Sử dụng bột yến mạch và mật ong để tẩy tế bào chết trên môi là cách làm thông minh. Chúng không chỉ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao. Nếu chưa biết cách thực hiện như thế nào, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

  • Bước 1: Cần chuẩn bị mật ong và yến mạch.
  • Bước 2: Bạn trộn bột yến mạch và mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Sau khi làm ướt môi, tán đều hỗn hợp vừa chuẩn bị trong 3 – 5 phút và rửa lại với nước.

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-5

Cách tẩy tế bào môi bằng mật ong và yến mạch

3. Sản phẩm tẩy tế bào chết môi nên mua ngay

Bên cạnh các cách tẩy tế bào chết môi ở trên, bạn hãy chọn mua một số sản phẩm sau đây về sử dụng. Hiệu quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

3.1. Tẩy tế bào chết môi The Cocoon

Dòng sản phẩm này luôn nhận được đánh giá cao về chất lượng trong quá trình sử dụng. Sản phẩm có nguyên liệu chính là cà phê Đắk Lắk, tinh dầu bơ, mắc ca,… đảm bảo an toàn cho đôi môi của bạn. Chúng được bán trên thị trường với mức giá siêu hợp lý, chỉ cần bỏ ra khoảng 60.000đ đã sở hữu được tấy tế bào chế cho môi chất lượng cao.

3.2. Tẩy tế bào chết môi BareSoul Sweet Talker Lip scrub

Sản phẩm được bán trên thị trường với giá khoảng 125.000đ. Chúng đến từ thương hiệu Bare Soul của Việt Nam, nhận được lời khen ngợi từ người dùng. Sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.

Chỉ cần một lượng nhỏ sản phẩm trên môi, bạn đã nhanh chóng loại bỏ được các tế bào chết để tự tin tỏa sáng. Đôi môi sẽ trở nên mềm mại, hồng hào hơn chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Do đó, đừng bỏ qua sản phẩm này nhé!

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-6

Tẩy tế bào chết môi BareSoul Sweet Talker Lip scrub

4. Phun môi có cần tẩy tế bào chết không?

Nhiều người thắc mắc rằng, sau khi phun môi có cần tẩy tế bào chết hay không. Với câu hỏi này, Viện thẩm mỹ DIVA giải đáp là bạn có thể thực hiện công việc này. Tuy nhiên, cần đảm bảo chỉ tẩy tế bào chết môi khi chúng đã bong vảy và lên màu chuẩn. Tránh trường hợp vừa phun xăm, môi đang bị tổn thương đã tẩy tế bào chết sẽ gây hại cho đôi môi của bạn.

Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp đôi môi của bạn thêm hồng hào, màu lên đều và đẹp hơn nữa. Nhưng, không nên lạm dụng công việc này bởi chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi môi của bạn.

5. Lưu ý khi tẩy da chết môi

Trong quá trình tẩy tế bào chết cho môi, bạn cần chú ý đến:

  • Mỗi tuần chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần, không lạm dụng tẩy tế bào chết cho môi quá nhiều khiến da vị bào mỏng.
  • Chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương môi.
  • Nên làm mềm môi trước khi tẩy tế bào chết.
  • Sau khi tẩy tế bào chết vùng môi nên kết hợp son dưỡng để đảm bảo an toàn.

tay-te-bao-chet-cho-moi-tham-7

Lưu ý khi tẩy tế bào chết trên môi

5/5 (1 bình chọn)