Bạn đã từng nghe đến ICU chưa? Phòng hồi sức là phòng chăm sóc, cấp cứu, hồi sức cho các bệnh nhân đang đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết. Vậy phòng hồi sức có gì đặc biệt? Hãy cùng viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Phòng hồi sức là gì?

Phòng hồi sức viết tắt là ICU trong tiếng Anh còn gọi là Intensive Care Unit thuộc khoa hồi sức trong bệnh viện, khu vực chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc tình trạng nguy kịch.

Phòng hồi sức là khu vực chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc tình trạng nguy kịch.
Phòng hồi sức là khu vực chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc tình trạng nguy kịch.

Phòng hồi sức có vai trò theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn, tiến triển bệnh nhân khi nguy kịch. Đồng thời, điều trị tích cực, can thiệp kịp thời khi tình trạng bệnh nhân chuyển biến xấu

2. Những đối tượng cần sử dụng phòng hồi sức?

Khi nào thì cần chăm sóc đặc biệt trong phòng hồi sức? Sau đây sẽ là một số trường hợp bạn cần điều trị tại phòng hồi sức:

  • Bệnh nhân sau phẫu thuật lớn, có nguy cơ biến chứng cao về suy hô hấp, sốc, chảy máu,… cần được theo dõi sát và liền trục
  • Bệnh nhân trong tình trạng suy đa cơ quan suy thận, suy gan, suy hô hấp… với các trang thiết bị y tế cần thiết trong phòng hồi sức trong khu chăm sóc bệnh nhân nguy kịch sẽ giúp theo dõi tình trạng và xử lý kịp thời các vấn đề.
  • Người bị hôn mê, rối loạn tri giác sâu
  • Trường hợp nhiễm trùng huyết nặng cần được thực hiện điều trị tại phòng hồi sức sau mổ tim để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân
  • Ngộ độc cấp tính nghiêm trọng
  • Các trường hợp khác đe dọa trực tiếp tính mạng như: Đường thở bị tắc nghẽn hoặc bị đe dọa, ngừng hô hấp, nhịp thở từ 8 đến 40 nhịp thở mỗi phút, tim ngừng đập, mạch nhỏ hơn 40 hoặc lớn hơn 140 nhịp mỗi phút, cơn động kinh lặp đi lặp lại hoặc kéo dài,…
Những ai cần sử dụng phòng hồi sức?
Những ai cần sử dụng phòng hồi sức?

3. Trang thiết bị thường có trong phòng hồi sức

Phòng hồi sức nơi đấu tranh giữa sự sống và cái chết do vậy cần được trang bị tốt, đầy đủ và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn. Một số trang thiết bị cần có trong phòng hồi sức bao gồm:

  • Giám sát bệnh nhân: Thiết bị giám sát bệnh nhân với mục đích theo dõi tình hình và giám sát tình trạng các vấn đề bao gồm:

  • Máy theo dõi điện tim được dùng để theo dõi nhịp tim, tình hình chuyển biến sự sống của bệnh nhân
  • Các thiết bị theo dõi huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ,… nhằm đảm bảo các chỉ số của cơ thể bình thường hạn chế các rủi ro.
Các trang thiết bị cần có trong phòng hồi sức bao gồm: Máy theo dõi điện tim, các thiết bị theo dõi huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ,...
Các trang thiết bị cần có trong phòng hồi sức bao gồm: Máy theo dõi điện tim, các thiết bị theo dõi huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ,…
  • Hỗ trợ sự sống:

    • Máy thở (xâm nhập hoặc không xâm nhập): Có hai loại máy theo dõi nhịp thở chính: máy theo dõi nhịp thở đeo ngón tay và máy theo dõi nhịp thở ngực. Máy theo dõi nhịp thở đeo ngón tay được kẹp vào ngón tay, trong khi máy theo dõi nhịp thở ngực được đặt trên ngực. 
    • Máy tạo nhịp tim tạm thời:Là thiết bị nhân tạo phát xung điện 1 chiều, có chu kỳ, kích thích để cơ tim co bóp theo chu kỳ với tần số mong muốn. Sử dụng trong các trường hợp tim mạch cấp cứu để tái tạo lại khử cực tim và kích thích cơ tim co bóp trong đơn vị chăm sóc đặc biệt.
    • Máy lọc máu, chạy thận nhân tạo: Là thiết bị thay thế chức năng thận khi thận bị suy yếu hoặc suy kiệt nhằm giúp loại bỏ chất thải, độc tố và nước dư thừa khỏi cơ thể.
    • Hệ thống oxy trung tâm: cung cấp oxy cho bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp.
  • Thuốc và dịch truyền: Một số loại thuốc trong phòng hồi sức được sử dụng là những loại thuốc men được sử dụng để điều trị các tình trạng cấp cứu, đe dọa tính mạng được theo dõi chặt chẽ .Một số loại thuốc cấp cứu phổ biến bao gồm:
    • Adrenalin: dùng để điều trị sốc phản vệ.
    • Atropin: dùng để điều trị nhịp tim chậm.
    • Naloxone: dùng để điều trị quá liều opioid.
    • Salbutamol: dùng để điều trị hen suyễn.
    Một số loại thuốc trong phòng hồi sức
    Một số loại thuốc trong phòng hồi sức
    • Các thiết bị khác: Ngoài các thiết bị trong phòng hồi sức còn có các thiết bị hỗ trợ bệnh nhân như: máy hút đờm dãi, hệ thống báo động, đèn chiếu, bơm tiêm điện…

    4. Các loại phòng hồi sức phổ biến hiện nay

    Có rất nhiều loại phòng chăm sóc đặc biệt khác nhau trong các cơ sở y tế hiện đại, mỗi loại được thiết kế và trang bị đáp ứng nhu cầu riêng của từng nhóm bệnh nhân. Một số loại phòng chăm sóc đặc biệt phổ biến nhất bao gồm:

    • Phòng hồi sức tích cực: Dành cho bệnh nhân nguy kịch, cần theo dõi và hồi sức liên tục loại phòng này sẽ giúp bạn theo dõi tình hình và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh đột ngột kịp thời.
    • Phòng hồi sức sơ sinh: Dành riêng cho trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân hoặc có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trang bị máy thở, lồng ấp, máy theo dõi nhịp tim chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Đội ngũ y tế được đào tạo chuyên sâu về chăm sóc trẻ sơ sinh.
    • Phòng hồi sức tim mạch: Chuyên biệt cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch cấp tính như nhồi máu cơ tim, suy tim. Trang bị máy đo điện tâm đồ, máy phá rung tim và các thiết bị chuyên khoa tim mạch. Nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch.
    • Phòng hồi sức ngoại khoa: Dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật lớn, phức tạp, có nguy cơ cao. Theo dõi và điều trị các biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, chảy máu, suy hô hấp. Trang bị đầy đủ thiết bị y tế chuyên dụng cho phẫu thuật và hồi sức. Đội ngũ y tế chuyên môn về hồi sức và phẫu thuật.

    Các loại phòng hồi sức khác

    Ngoài những loại phòng hồi sức được liệt kê ở trên, còn có một số loại phòng hồi sức khác, bao gồm:

    • Phòng hồi sức sau phẫu thuật: Đây là phòng dành cho bệnh nhân sau gây mê phẫu thuật toàn thân, gây tê vùng, để kiểm soát nhiễm trùng các tác dụng tồn dư của các loại gây mê và gây tê, cũng như để theo dõi và phát hiện các biến chứng liên quan đến gây mê trong quá trình phẫu thuật.
    • Phòng hồi sức bỏng: Phòng này dành cho bệnh nhân bị bỏng nặng.
    • Phòng hồi sức thần kinh: Phòng này dành cho bệnh nhân bị chấn thương đầu hoặc các vấn đề thần kinh khác.
    • Phòng hồi sức nhi khoa: Phòng này dành cho trẻ em bị ốm nặng hoặc bị thương.
    Các loại phòng hồi sức phổ biến hiện nay
    Các loại phòng hồi sức phổ biến hiện nay

    5. Quy trình vận hành một phòng hồi sức diễn ra như thế nào?

    Một quy trình vận hành trong phòng hồi sức phải đáp ứng các nhu cầu sau đây:

    • Tiếp nhận: Bác sĩ sẽ tiến hành tiến nhận bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc cấp cứu ban đầu, sau đó xem hồ sơ bệnh án từ phòng xét nghiệm đánh giá nhanh tình hình sức khỏe và phân loại bệnh nhân theo mức độ. Tiếp theo tiến hành cấp cứu và đưa ra hướng điều trị thích hợp, biểu đồ theo dõi.
    • Theo dõi sát sao: Các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, huyết áp, tần số hô hấp, nồng độ oxy trong máu, và các dấu hiệu khác được theo dõi liên tục. Trong quy trình chăm sóc tích cực bệnh nhân trong phòng hồi sức vô trùng  đội y nhân viên y tế, bác sĩ có thể điều chỉnh liên tục để duy trì sự sống và ổn định tình trạng của bệnh nhân.
    • Can thiệp chuyên sâu: Các biện pháp can thiệp chuyên sâu như đặt nội khí quản, mở khí quản, can thiệp lọc máu,… sẽ được tiến hành khi cần thiết.
    • Chuyển khoa: Khi các chỉ số của bệnh nhân ổn định hơn và không còn yêu cầu chăm sóc cấp cứu, bệnh nhân có thể được chuyển khoa điều trị tiếp hoặc về nhà nếu phù hợp. Quá trình chuyển khoa được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo sự liên thông giữa các bộ phận chăm sóc y tế và tiếp tục quản lý tình trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách hiệu quả.
    Quy trình vận hành một phòng hồi sức diễn ra như thế nào?
    Quy trình vận hành một phòng hồi sức diễn ra như thế nào?

    6. Nhân sự của phòng hồi sức bao gồm những ai?

    Một đội ngũ nhân sự của phòng hồi sức bao gồm:

    • Bác sĩ hồi sức tích cực: Bác sĩ giữ vai trò quan trọng là chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc gây mê hồi sức. Người có kinh nghiệm xử lý các tình huống cấp cứu, hồi sức tim phổi, theo dõi và điều trị bệnh nhân nặng.
    • Điều dưỡng viên: Đây là thành viên giàu kinh nghiệm điều dưỡng bệnh nhân, có kỹ năng vận hành máy móc, theo dõi bệnh nhân qua các chỉ số sinh tồn, quản lý cơn đau và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn.
    • Hộ lý/Kỹ thuật viên: Hỗ trợ các công việc cần thiết như vệ sinh phòng bệnh, dụng cụ y tế, chuẩn bị vật tư, thuốc an thần, hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân, giúp đỡ bệnh nhân ăn uống, vệ sinh cá nhân,… Đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận và tỉ mỉ.
    Phòng hồi sức bao gồm: bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật viên
    Phòng hồi sức bao gồm: bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật viên

    7. Những lưu ý dành cho người nhà bệnh nhân ở phòng hồi sức

    Khác với phòng phẫu thuật khi thực hiện chăm sóc tại phòng hồi sức người bệnh và người nhà bệnh nhân cần tuân thủ theo các quy tắc và chú ý sau:

    • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định thăm nom: Sẽ có các khung giờ cho phép thâm mom riêng do đó cần chú ý và tuân thủ đúng giờ, quy định thăm của bệnh viện, trung tâm Y tế, phòng khám y tế. Không được tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc ngoài bệnh viện cho bệnh nhân sử dụng trong khi điều trị hồi sức cấp cứu.
    • Hợp tác cùng nhân viên y tế, cập nhật thông tin kịp thời về bệnh nhân: Người nhà nên hợp tác, tuân thủ các quy định và hướng dẫn chi tiết của nhân viên y tế để không làm cản trở quá trình làm việc và hỗ trợ chăm sóc của điều dưỡng.
    • Giữ bình tĩnh, chủ động trao đổi các thắc mắc với bác sĩ điều trị: Người nhà bệnh nhân, gia đình cần hết sức bình tĩnh khi có các vấn đề xảy ra do đã có đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên y tế sẵn sàng hỗ trợ xử lý, gọi hỗ trợ chuyển xe cấp cứu nếu gặp trường hợp khuẩn cấp. Tránh kích động, lớn tiếng làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và công việc của các y bác sĩ.
    Những lưu ý dành cho người nhà bệnh nhân ở phòng hồi sức
    Những lưu ý dành cho người nhà bệnh nhân ở phòng hồi sức

    8. Phòng hồi sức khác với phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) như thế nào?

    Phòng hồi sức và phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) đều là các đơn vị chăm sóc y tế chuyên sâu nhằm cung cấp chăm sóc cấp cứu và theo dõi chặt chẽ cho những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt sau:

    Phòng hồi sức Phòng chăm sóc đặc biệt
    Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý Những bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc trong quá trình hồi phục sau một sự kiện y tế nhưng không đòi hỏi sự theo dõi cấp cứu cực kỳ nghiêm ngặt Những bệnh nhân nghiêm trọng hơn, có thể đe dọa tính mạng và đòi hỏi sự theo dõi cấp cứu liên tục.
    Thiết bị và nhân viên Có trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng phức tạp hơn, bao gồm cả trang thiết bị hỗ trợ sự sống như máy trợ hô hấp, máy đo điện tim, máy lọc máu và các thiết bị giám sát sinh học. Đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế ở ICU thường được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc những bệnh nhân nghiêm trọng.
    Mục đích Bước đầu tiên trong quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân sau một sự kiện y tế Nơi cung cấp chăm sóc chuyên sâu và theo dõi liên tục cho những trường hợp nghiêm trọng hơn và có nguy cơ cao hơn cho tính mạng.

    9. Chi phí phòng hồi sức bao nhiêu?

    Mức chi phí cho phòng hồi sức (ICU) có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

    • Địa điểm: Các bệnh viện ở thành phố lớn thường có chi phí cao hơn so với bệnh viện, cơ sở y tế ở khu vực tỉnh lẻ.
    • Dịch vụ: Các dịch vụ cao cấp như phòng riêng, máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp,… sẽ dẫn đến chi phí cao hơn.
    • Loại hình: ICU có thể được chia thành các khu vực khác nhau như ICU tim mạch, ICU thần kinh,… Mỗi khu vực sẽ có mức chi phí riêng.
    • Tình trạng sức khỏe: Các bệnh nhân nặng, cần sử dụng nhiều thuốc, dung dịch tiêm tĩnh mạch và máy móc sẽ có chi phí cao hơn so với bệnh nhân nhẹ.

    Bảng giá chi phí phòng hồi sức hiện nay dao động từ 500.000 VNĐ đến 1 triệu VNĐ/ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố kể trên.

    Bảng giá chi phí phòng hồi sức hiện nay dao động từ 500.000 VNĐ đến 1 triệu VNĐ/ngày
    Bảng giá chi phí phòng hồi sức hiện nay dao động từ 500.000 VNĐ đến 1 triệu VNĐ/ngày

    Bảo hiểm y tế có thể hỗ trợ chi trả một phần chi phí cho phòng ICU. Mức hỗ trợ sẽ tùy thuộc vào loại bảo hiểm và hạng thẻ của bạn. Thông thường, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 80% chi phí cho ICU. Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện, hệ thống chăm sóc sức khỏe cùng hạng trên toàn quốc. Tuy nhiên, thông tư này mới được ban hành vào năm 2017, trong khi Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC đã được ban hành trước đó vào năm 2015. Lý do cho việc ban hành muộn này có thể là do cần có thời gian để thống nhất giá dịch vụ giữa các bệnh viện trên toàn quốc.

    10. Bệnh nhân nằm phòng hồi sức bao lâu?

    Thời gian nằm phòng hồi sức phụ thuộc vào những yếu tố như tình trạng bệnh nhân, loại phẫu thuật/thủ thuật,.. Do vậy sẽ không có thời gian cố định nằm phòng hồi phục bao lâu. Bệnh nhân sẽ được nằm ở khoa hồi sức chứ không phải khoa cấp cứu nhưng nhìn chung, thời gian nằm ICU có thể dao động từ vài giờ đến vài tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể về thời gian nằm ICU:

    • Sau phẫu thuật tim: Bệnh nhân thường nằm ICU từ 1 đến 3 ngày.
    • Sau phẫu thuật ghép tạng: Bệnh nhân thường nằm ICU từ 7 đến 10 ngày.
    • Chấn thương sọ não: Bệnh nhân có thể cần nằm ICU từ vài ngày đến vài tuần.
    • Suy hô hấp: Bệnh nhân có thể cần nằm ICU từ vài ngày đến vài tháng.

    Bác sĩ điều trị sẽ là người quyết định thời gian nằm ICU phù hợp cho từng bệnh nhân dựa trên các yếu tố kể trên.

    Ngoài ra, khi bệnh nhân nằm ở phòng hồi sức cũng xuất hiện các biến chứng có thể xảy ra trong phòng hồi sức như: nhiễm trùng, suy hô hấp, suy tim, chảy máu, rối loạn ý thức, rối loạn chức năng,.. hoặc các biến chứng nhẹ: buồn nôn, tiêu chảy,.. Nhân viên y tế trong phòng ICU sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân và có biện pháp xử lý kịp thời khi có bất kỳ biến chứng hoặc bất thường nào xảy ra.

    Phòng hồi sức cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên sâu cho bệnh nhân nguy kịch hoặc sau phẫu thuật lớn, đồng thời việc chăm sóc tốt trong phòng hồi sức giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về phòng hồi sức. Viện thẩm mỹ DIVA chân thành bạn đã xem hết bài viết đừng quên chia sẽ và lưu các thông tin bổ ích nhé!

    0
    Đánh giá