Người cao tuổi uống sâm có tốt không là thắc mắc của nhiều gia đình khi muốn dùng thực phẩm này để bồi bổ sức khỏe cho cha mẹ, ông bà. Sau đây, hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA đi tìm hiểu về lợi ích và liều lượng nhân sâm hợp lý để mang đến hiệu quả tốt nhất cho người già nhé!

1. Người cao tuổi uống sâm có tốt không?

Khi nghiên cứu về vấn đề “người cao tuổi uống sâm có tốt không“, các chuyên gia đã chỉ ra rằng loại thực phẩm này rất tốt nếu như được sử dụng một cách hợp lý. Trong nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất quý như vitamin C, E, polysaccharide, ginsenosides cùng hơn 30 loại saponin, rượu polyacetylenic, phytosterol acid béo, glucid, tinh dầu, enzym, các khoáng chất như mangan, kali, selen,…

Trong khi đó, hệ miễn dịch và sức đề kháng của người già sẽ bị yếu đi theo tuổi tác, nên rất dễ mắc phải các bệnh về huyết áp, tim mạch, ung thư, tiểu đường,… Chính vì vậy, người cao tuổi dùng nhân sâm sẽ giúp chống mệt mỏi, lão hóa, béo phì, ung thư,…

Người cao tuổi uống sâm có tốt không?
Người cao tuổi uống sâm có tốt không?

2. Người già uống sâm có tốt không, lợi ích như thế nào?

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề “người cao tuổi uống sâm có tốt không“, hãy cùng điểm qua những lợi ích nổi bật của loại thực phẩm này cho sức khỏe người già như:

2.1. Chống lão hóa

Từ xưa, nhân sâm đã được ứng dụng trong các bài thuốc nhằm kéo dài tuổi thọ. Bởi các dưỡng chất như polysacarit, rượu polyacetylenic, ginsenosides, peptide, axit béo… trong nhân sâm có khả năng làm giảm quá trình peroxy hóa lipid, nhờ đó ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Lợi ích của uống sâm với sức khỏe người già
Nhân sâm giúp ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

2.2. Giảm viêm, nhanh hồi phục

Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm được chứng minh là có tác dụng ức chế phản ứng viêm, nâng cao tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Do đó, sử dụng nhân sâm mỗi ngày giúp người cao tuổi giảm viêm nhiễm, hồi phục vết thương nhanh hơn và phòng chống một số bệnh lý về tim mạch.

2.3. Tốt cho trí nhớ

Khi tìm hiểu vấn đề người cao tuổi uống sâm có tốt không, các nhà khoa học cho biết, loại thực phẩm này rất giàu Ginsenosides và hợp chất K, giúp ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do gây ra và cải thiện trí nhớ tốt hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, nhân sâm có tác động tích cực đến hành vi và chức năng của não ở  người già mắc Alzheimer.

2.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhân sâm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư, đồng thời nâng cao hiệu quả của một số vắc-xin. Đặc biệt tốt cho người già, khi sức đề kháng đã dần giảm sút và suy yếu do tuổi tác.

Một nghiên cứu lâm sàng trên 39 người trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật ung thư dạ dày đã được diễn ra. Kết quả cho thấy, những người sử dụng 5400mg nhân sâm mỗi ngày trong vòng 2 năm thì hệ miễn dịch được tăng cường, giảm tỷ lệ tái phát bệnh đáng kể.

Tăng cường hệ miễn dịch
Nhân sâm giúp tăng cường hệ miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư

2.5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hoạt chất Ginsenosides có ở nhân sâm mang đến khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch thường gặp ở người cao tuổi.

2.6. Chống ung thư

Ginsenosides trong nhân sâm còn có công dụng giúp chống lại sự phát triển của các khối u, phá hủy các tế bào ung thư mà người già hay mắc phải như phổi, tuyến tiền liệt. Không chỉ vậy, nó còn làm chậm quá trình tăng sinh và phát triển của các tế bào ung thư nguy hiểm. Theo đó, một nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, người cao tuổi dùng nhân sâm mỗi ngày có thể giảm 16% nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

2.7. Giúp giảm đường huyết

Để đánh giá “người cao tuổi uống sâm có tốt không“, chúng ta có thể dựa vào khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu của loại thực phẩm này. Cụ thể, nhân sâm có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, tăng cường hấp thụ đường huyết vào các mô. Điều này giúp ổn định lượng đường huyết, đặc biệt có lợi cho bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người cao tuổi.

Giúp giảm đường huyết
Có thể dựa vào khả năng kiểm soát đường trong máu để đánh giá “người cao tuổi uống sâm có tốt không” 

3. Liều lượng uống sâm phù hợp cho người cao tuổi

Dựa vào những lợi ích trên chúng ta sẽ phần nào đánh giá được việc người cao tuổi uống sâm có tốt không. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về liều lượng nhân sâm mà người lớn tuổi nên bổ sung. Nhưng đã từng có một nghiên cứu khuyến cáo về cách sử dụng như sau:

  • Bột rễ khô: Nên dùng 1 – 2g chế phẩm thô từ bột rễ nhân sâm khô hàng ngày, sử dụng tối đa trong 3 tháng.
  • Rễ nhân sâm: Nên dùng từ 0,5 – 3g/ngày tùy tình trạng sức khỏe của người sử dụng.
  • Chiết xuất từ nhân sâm: Tốt nhất nên dùng từ 100 – 800mg/ngày.

4. Cách dùng nhân sâm cho người cao tuổi

Sau khi đã tìm hiểu “người già uống nhân sâm có tốt không” thì dưới đây, thẩm mỹ viện DIVA sẽ giới thiệu một số cách sử dụng đơn giản, hiệu quả nhất:

  • Pha trà: Dùng 1 – 2g nhân sâm tươi thái thành lát mỏng, bỏ vào bình đựng và đổ nước sôi vào. Để ngâm trong 5 phút sau đó rót ra chén và thưởng thức.
  • Nhân sâm tươi: Cách này giúp cảm nhận được trọn vẹn hương vị nhân sâm, đồng thời giúp các dưỡng chất được hấp thu nhanh hơn. Bạn chỉ cần ngậm 1 – 2 lát nhân sâm tươi cho đến khi mềm hoặc nhai nuốt cả bã.
  • Nhân sâm ngâm mật ong: Ngậm nhân sâm cùng mật ong giúp giảm bớt mùi vị đắng chát và bảo quản nhân sâm trong thời gian dài. Đối với cách này, bạn cần thái sâm thành lát mỏng rồi cho vào bình và tưới mật ong lên trên. Đậy nắp và ủ sâm trong 1 tháng. Lấy 1 – 2 lát cho một  lần sử dụng.
  • Sắc nhân sâm lấy nước uống: Dùng 5 – 10g nhân sâm đã cắt lát mỏng sắc cùng với nước và 20 – 30g đường. Chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái trong ngày. Đây là phương pháp uống sâm dễ thực hiện nhất đối với người già cơ thể suy nhược.
  • Hầm gà, nấu cháo cùng với nhân sâm tươi: Mỗi lần hầm gà hoặc nấu cháo thì bạn thêm vào 3 – 4 lát nhân sâm. Những chất dinh dưỡng có trong sâm sẽ cùng với cháo, súp bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
  • Sâm ngâm rượu: Chuẩn bị 50g sâm đã thái lát mỏng bỏ vào bình ngâm cùng 600ml rượu 35 – 40 độ trong khoảng 1 tháng. Sau đó, tiếp tục ngâm lần 2 với 500ml rượu thêm 3 tuần. Lần 3 ngâm khoảng 2 tuần với 400ml rượu. Cuối cùng gộp dịch chiết trong 3 lần đó và uống dần 20 – 30 ml/ngày.

Trong quá trình nghiên cứu việc người cao tuổi uống sâm có tốt không, người ta nhận ra rằng, không nên dùng chung loại nguyên liệu này cùng với củ cải,hải sản, các loại trà bổ dưỡng. Bởi nhân sâm có tính bổ khí mà những thực phẩm trên lại mang hạ khí. Hai đặc tính này trái ngược nhau nên có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn.

Cách sử dụng nhân sâm cho người cao tuổi
Trà nhân sâm giúp nâng cao sức khỏe và thư giãn tinh thần cho người cao tuổi

5. Một số tác dụng phụ của nhân sâm cần lưu ý

Mặc dù đã tìm hiểu và đánh giá được việc người cao tuổi uống sâm có tốt không hay mang lại lợi ích như thế nào, nhưng chúng ta cũng cần cẩn trọng những tác dụng phụ ẩn trong nguyên liệu này. Cụ thể:

  • Dễ bị đau họng và ho: Nhân sâm có tính hàn nên khi sử dụng sẽ dễ bị ho và đau họng. Những người bị ho do cảm lạnh, cảm cúm hya các bệnh lý đường hô hấp thì không nên dùng nhân sâm.
  • Gây mất ngủ, nhức đầu: Nhân sâm có khả năng làm tăng hoạt động của tuyến vỏ thượng thận, từ đó nâng cao sự tỉnh táo và tập trung. Do đó, người già nên sử dụng nhân sâm vào buổi sáng để tránh bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng: Người cao tuổi đang gặp các vấn đề: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy được khuyến cáo không nên sử dụng nhân sâm. Bởi nó có thể khiến các triệu chứng trên tồi tệ hơn, thậm chí còn gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Tăng huyết áp, nhịp tim: Nhân sâm tươi có thể làm tăng huyết áp ở người già mắc bệnh lý huyết áp cao. Thay vì uống sâm tươi, có thể sử dụng hồng sâm để giảm bớt tính hàn và dược tính mạnh.
  • Tụt đường huyết và tương tác với thuốc điều trị tiểu đường: Khi sử dụng kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường, nhân sâm có thể gây hạ đường huyết. Vì vậy, người già mắc bệnh này nên uống nhân sâm sâm cách khoảng 1 – 1,5 giờ sau khi dùng thuốc.
  • Tim mạch: Người mắc bệnh về tim mạch và huyết áp cao cần thận trọng khi sử dụng nhân sâm bởi nó có thể khiến nhịp tim, huyết áp tăng cao.
Một số tác dụng phụ của nhân sâm người già cần lưu ý
Nhân sâm có thể khiến nhịp tim, huyết áp tăng cao ở người già

6. Trường hợp người cao tuổi không nên uống sâm?

Không phải người cao tuổi nào cũng có thể dùng được nhân sâm và cho hiệu quả tốt. Do đó, ngoài việc tìm hiểu người cao tuổi uống sâm có tốt không, bạn cần quan tâm đến những đối tượng chống chỉ định dùng nguyên liệu này như sau:

  • Dị ứng nhân sâm: Người già bị dị ứng với nhân sâm có thể xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, phát ban, ngứa hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.
  • Người già bị cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh người già nên ngừng sử dụng nhân sâm, bởi nó có tính hàn nên sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Bị tiêu chảy, chướng bụng: Khi bị tiêu chảy, chướng bụng thì cần, phải loại bỏ khí thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, nhân sâm lại là vị thuốc bổ khí, vì vậy không nên sử dụng trong trường hợp này.
  • Người cao tuổi bị viêm loét dạ dày cấp và xung huyết: Nhân sâm là một trong những vị thuốc giúp bổ máu, tăng tuần hoàn máu. Trong khi đó, để điều trị viêm loét dạ dày cần cầm máu, ngăn lượng máu chảy ra ngoài. Do đó, người già bị chứng bệnh này không nên dùng nhân sâm.
    Giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi, ho ra máu: Trong trường hợp người già đang mắc phải tình trạng này, sử dụng nhân sâm có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm.
  • Người cao tuổi mắc các triệu chứng bệnh ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì…:  Việc sử dụng nhân sâm trong trường hợp này có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu: Nhân sâm có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc chống đông máu của cơ thể.
Trường hợp người cao tuổi không nên uống sâm?
Không nên dùng sâm cho người cao tuổi mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì

Hy vọng những thông tin trên bài viết mà Viện thẩm mỹ DIVA vừa chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề “người cao tuổi uống sâm có tốt không” cũng như cách bổ sung sao cho hợp lý. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến những trường hợp không nên dùng nhân sâm để đảm bảo bồi bổ sức khỏe cho cha mẹ, ông bà của mình đúng cách nhé!

0
Đánh giá