Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to? Bao lâu thì vào form
Sau nâng mũi, ngoài việc trông chờ sẽ có được chiếc mũi mới cao thon gọn thì nhiều chị em phụ nữ còn thắc mắc nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to. Bởi từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến sau khi nâng đầu mũi to, cứng, sưng đỏ. Trong bài viết này, Viện thẩm mỹ DIVA sẽ giải đáp hết những thắc mắc của bạn.
1. Giải đáp: “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?
Nâng mũi là một thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ nhằm chỉnh sửa những khuyết điểm không mong muốn ở mũi bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước của mũi. Từ đó, chủ nhân có được chiếc mũi đẹp với tỷ lệ hài hòa với cấu trúc khuôn mặt, giúp tổng thể khuôn mặt trở nên sắc nét hơn.
Ngoài ra, phẫu thuật nâng mũi còn được thực hiện để chỉnh sửa các dị tật bẩm sinh, dáng mũi bị chấn thương hoặc để cải thiện chức năng hô hấp. Bên cạnh đó, một số người còn đi nâng mũi để thay đổi hình dáng khuôn mặt, hoặc chỉ muốn chạy theo trào lưu.
1.1. Thời gian để hồi phục lại sau khi nâng mũi
Để giải đáp cho câu hỏi: “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?” thì bạn cần nắm các giai đoạn hồi phục và tạo form dáng sau khi nâng. Cụ thể như sau:
- Trong 2 đến 3 ngày đầu: Lúc này mũi của bạn thường sẽ có biểu hiện hơi sưng đỏ và ngứa ran. Đây là những triệu chứng bình thường sau khi nâng mũi và sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày.
- Trong thời gian 7 – 10 ngày nâng mũi: lúc này vết thương phẫu thuật nâng mũi dần hồi phục, bắt đầu đóng vảy. Đây cũng là giai đoạn bạn cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ.
- Từ sau 3 – 4 tuần: Giai đoạn này rất quan trọng để định hình form dáng chuẩn và đẹp nhất.
- Những con số này chỉ giúp bạn mang tính tham khảo vì mỗi người có cơ địa khác nhau.
1.2. Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?
Theo các mốc thời gian và những biểu hiện trong quá trình hồi phục mũi sau phẫu thuật, có thể kết luận thời gian để đầu mũi trở nên hết to là khoảng 1 – 2 tháng sau khi nâng mũi.
Đây cũng là lúc mũi hình thành form dáng đẹp và đầu mũi trở nên mềm hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thẩm mỹ, để mũi đẹp tự nhiên, tỷ lệ đầu mũi hài hòa với khuôn mặt sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng.
Do đó, nếu muốn có chiếc mũi đẹp nhất thì bạn phải chăm sóc thật cẩn thận, tuân theo lời khuyên của bác sĩ, tránh một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, bổ sung vào cơ thể nhiều rau củ quả, trái cây chứa vitamin C.
2. Nguyên nhân khiến đầu mũi bị to ra sau khi nâng
Từ những thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng sau nâng mũi bị to, cứng là điều không quá nghiêm trọng. Hiện tượng này sẽ dần biến mất sau khoảng 3 – 4 tuần, tùy theo cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầu mũi bị to phần lớn là do cơ sở thực hiện kém uy tín, bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn. Đầu mũi bị to có thể còn xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Phần mô mềm của mũi bị xâm lấn khiến đầu mũi sưng tấy, bóng đỏ, đầu mũi bị căng nhẹ.
- Với sụn nâng mũi kém chất lượng, sụn không thể thích ứng với sự liên kết của các mô mũi, dẫn đến tình trạng mũi bị xơ cứng. Khi điều này xảy ra, chúng ta nên tìm cách để tránh nhiễm trùng và biến chứng kịp thời.
- Quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi không đúng dẫn đến biến chứng xảy ra.
3. Cách khắc phục đầu mũi hết to, cứng sau khi nâng
Đối với trường hợp đầu mũi bị xơ cứng sau nâng chỉ có một cách giải quyết duy nhất là đến cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện uy tín, được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, các bác sĩ sẽ tiêm steroid vào đầu mũi để loại bỏ các mô cứng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không làm đầu mũi cứng và mềm ngay lập tức mà phải mất khoảng 2 – 3 tháng mới thấy hiệu quả. Nếu sau khoảng thời gian này, đầu mũi vẫn chưa mềm mà còn cứng thì giải pháp tốt nhất lúc này là tháo sụn và tái phẫu thuật để chỉnh sửa lại đầu mũi.
4. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc mũi sau khi nâng để nhanh hồi phục
Chắc hẳn đến đây bạn đã nắm được: “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?” Theo phân tích ở trên nguyên nhân đầu mũi to cũng một phần nguyên nhân đến từ cách chăm sóc không đúng cách. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc mũi sau nâng.
- Trong 48 giờ đầu sau nâng mũi, bạn nên dùng túi đá chườm nhẹ lên vùng mũi. Phương pháp chườm đá sau nâng mũi này sẽ giúp giảm sưng đỏ, hạn chế tình trạng căng cứng da sau nâng.
- Tại vết mổ phẫu thuật nâng mũi, cần dùng bông y tế thấm một lượng nước muối sinh lý vừa đủ để vệ sinh, sau đó lau nhẹ vết thương và vùng da xung quanh để tránh nhiễm trùng.
- Không được sờ, bóp hoặc tác động mạnh đến vùng mũi.
- Hạn chế tối đa các hoạt động cúi đầu sau nâng mũi.
- Không vận động mạnh, hạn chế tham gia các hoạt động thể chất như chạy bộ, tập gym, yoga, đấm bốc, khiêu vũ.
- Khi ngủ bạn nên nằm ngửa, không nằm nghiêng hay nằm sấp để không tạo áp lực lên mũi.
- Nên bổ sung một số thực phẩm như thịt lợn, rau củ quả nhiều nước, trái cây giàu vitamin C,… để giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.
- Và quan trọng là tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn bác sĩ, quay lại cắt chỉ và tháo nẹp đúng thời gian.
5. Giải đáp một số thắc mắc hay xảy ra sau khi nâng mũi
Ngoài câu hỏi “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?”, nhiều người còn thắc mắc một số vấn đề sau:
5.1. Thời gian bao lâu để giúp đầu mũi được gom lại?
Đầu mũi gom lại được hiểu là thời gian mũi không còn sưng, đỏ, bầm tím mà dần hồi phục, trở lại trạng thái bình thường và bắt đầu tạo hình chuẩn. Tuy nhiên, không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì gom lại vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như: phương pháp, vị trí, kỹ thuật nâng mũi. Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích vào từng phương pháp nâng mũi thì thời gian thu gọn mũi lại như sau:
- Nâng mũi bọc sụn: Bạn sẽ mất khoảng 1-2 tháng để có được chiếc mũi thon gọn, cao và chuẩn hình chữ L-line.
- Nâng mũi bán cấu trúc và cấu trúc: Đây là quy trình tạo hình mũi phức tạp vì nó làm xáo trộn cấu trúc mũi. Vì vậy, có thể mất từ 1 – 3 tháng đầu mũi mới gom và ổn định trở lại.
5.2. Nâng mũi bao lâu thì sẽ cúi đầu được?
Theo nội dung, sau nâng mũi cần chú ý hạn chế cúi đầu sau nâng mũi để không gây chảy mũi, lệch sụn, chảy máu, ảnh hưởng đến dáng mũi do đầu mũi bị đè ép… Sau khi nâng mũi đã ổn định, hồi phục, vết thương lành hẳn, sụn mũi thích nghi, bạn có thể cúi đầu bình thường nhưng không cúi quá mạnh.
Theo thời gian hồi phục sau nâng mũi thì mũi có dấu hiệu hồi phục và trở lại bình thường là từ 7 – 10 ngày. Vì vậy sau khoảng thời gian này bạn có thể cúi đầu một cách nhẹ nhàng.
5.3. Thời gian bao lâu để được nằm nghiêng sau nâng mũi?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, việc nằm nghiêng nên hạn chế sau khi nâng mũi để tránh làm lệch sụn sống mũi và không ảnh hưởng đến cấu trúc mô của xương mũi.
Khoảng thời gian hạn chế nằm nghiêng là khi mũi đã bắt đầu lành, đầu mũi mềm mại. Vì vậy, dựa vào thời gian hồi phục sau nâng mũi thì bạn có thể nằm nghiêng từ khoảng 3 – 4 tuần.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?”. Có thể thấy chất lượng tay nghề của bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng mũi quyết định đến kết quả đem lại. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ Viện thẩm mỹ DIVA theo số Hotline: 1900 2222 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé!
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.