Nâng mũi ăn xoài được không? Nên kiêng trái gì?
Sau nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ khuyên chị em nên ăn nhiều trái cây để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng có thể bổ sung được, vậy sau nâng mũi ăn xoài được không? Bài viết dưới đây Viện thẩm mỹ DIVA sẽ giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc này nhé!
1. Nâng mũi ăn xoài được không?
Nâng mũi ăn xoài được không? Nâng mũi là một cuộc phẫu thuật lớn. Vì vậy, sau nâng mũi các vết thương mô mềm cần thời gian để lành lại. Để mũi nhanh hồi phục và tránh biến chứng, bạn phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Xoài là trái cây chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin C, A, axit folic,… có tác dụng giảm nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch, tăng cường năng lượng, cải thiện trí nhớ. Vậy sau nâng mũi ăn xoài được không? Mặc dù xoài chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng loại quả này có tính nóng và chứa thành phần urushiol, có thể gây dị ứng ở những người có làn da nhạy cảm.
2. Ngoài xoài, sau nâng mũi cần kiêng các loại quả nào khác?
Nâng mũi ăn xoài được không? Sau nâng mũi nên kiêng ăn hoa quả gì? Ngoài quả xoài, bạn cũng cần kiêng khem nhiều loại trái cây khác. Việc bổ sung thực phẩm phù hợp giúp rút ngắn thời gian hồi phục và đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, mưng mủ, di chứng, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Chế độ ăn uống và chăm sóc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng của chiếc mũi. Dưới đây là những loại trái cây được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn trong quá trình nâng mũi:
Kiêng ăn ổi
Ổi là loại trái cây có vị hơi chua ngọt, giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho quá trình phục hồi sau nâng mũi. Tuy nhiên loại quả này lại được xếp vào loại trái cây cần tránh sau nâng mũi, bởi nó khá cứng. Điều này buộc cơ hàm phải làm việc nhiều và làm ảnh hưởng trực tiếp đến mũi. Ổi ép lấy nước để uống là tốt nhất, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời hạn chế tác động làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
Kiêng ăn nhãn, vải
Vải và nhãn có vị ngọt thanh được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hai loại quả này có tính nóng, sau khi nâng mũi ăn quá nhiều sẽ gây sưng mủ, nổi mụn nước. Vải, nhãn cũng chứa nhiều đường có thể làm tăng đường huyết, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi, dễ gây viêm nhiễm.
Kiêng ăn mít và sầu riêng
Sầu riêng và mít là hai loại trái cây đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới. Mặc dù hai loại quả này giàu vitamin C nhưng hàm lượng đường lại quá nhiều dễ khiến vùng da mũi bị rạn nứt.
Kiêng ăn dứa (thơm)
Dứa có chứa hợp chất bromelain cao, đây là một protein phân hủy sinh học làm chậm quá trình tái tạo mô mới. Ăn dứa sau khi nâng mũi dễ gây ngứa ngáy, khó chịu và vết thương chậm lành.
Tóm lại, hãy tránh xa những loại trái cây cứng và khó tiêu sau khi nâng mũi. Không chỉ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng mà những loại trái cây này còn khiến cơ hàm hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng xấu đến dáng mũi.
3. Các loại trái cây cần bổ sung sau nâng mũi
Nâng mũi ăn xoài được không? Với những thông tin trên, bạn đã biết sau nâng mũi không được ăn xoài rồi đúng không nào. Ngoài các loại trái cây cần tránh trên đây, bạn có thể bổ sung vào cơ thể những loại quả sau:
- Trái cây chứa nhiền vitamin C như cam, bưởi, quýt: Các loại trái cây này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó giảm tình trạng sưng tấy, dị ứng. Đặc biệt, sau nâng mũi bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh, điều này gây nóng cơ thể, nếu bổ sung nhiều loại quả giàu hàm lượng vitamin C sẽ cải thiện phần nào tình trạng này.
- Dâu tây cũng là một loại trái cây rất tốt trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi. Dâu tây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa nhờ đó vừa tốt cho sức khỏe lại đảm bảo vết mổ được hồi phục nhanh chóng.
- Kiwi chứa nhiều vitamin C, kali, chất chống oxy hóa và axit béo omega 3 nên đây cũng là loại trái cây được khuyên dùng sau khi nâng mũi. Nên ăn quả kiwi khi vừa chín tới, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Đu đủ chứa nhiều hoạt chất carotenoid, flavonoid, vitamin A và axit folic. Đây là những chất giúp vết thương nhanh được phục hồi và ổn định.
- Những loại trái cây trên rất tốt cho người mới nâng mũi. Nhưng bạn cần chú ý khi ăn cần cắt hoặc ép lấy nước để tránh vận động cơ hàm quá nhiều làm ảnh hưởng đến cơ mũi.
4. Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc sau nâng mũi
Nâng mũi ăn xoài được không? Để vết thương nhanh lành và không có biến chứng xảy ra, bên cạnh quan tâm đến chế độ ăn uống thì quá trình chăm sóc sau nâng mũi cũng cần được chú trọng. Cụ thể:
- Vệ sinh mũi hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
- Trong thời gian mũi chưa ổn định, không dùng lực tác động lên mũi dù có sờ hay va chạm.
- Thực hiện lối sống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp quá trình phục hồi sau nâng mũi diễn ra suôn sẻ.
- Phẫu thuật nâng mũi tại đơn vị uy tín, có chế độ bảo hành hậu phẫu.
Trên đây Viện thẩm mỹ DIVA đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Nâng mũi ăn xoài được không?” Ngoài xoài, bạn cũng nên tránh các loại trái cây cứng như ổi, táo, lê,… vì có thể gây nhiều áp lực lên cơ hàm. Nên bổ sung nhiều loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây,… giúp tăng hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chế độ dinh dĩnh và cách chăm sóc sau nâng mũi, hãy liên hệ hotline 1900 2222 để được Chuyên viên thẩm mỹ viện DIVA tư vấn nhé!
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.