Nám da là tình trạng tăng sắc tố melanin, khiến da xuất hiện các mảng sẫm màu, thường gặp ở vùng mặt, đặc biệt là trán, má, cằm và môi. Nám da không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến da sạm nám, thiếu sức sống mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý người phụ nữ.

Hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu sâu hơn về nám da cũng như các phương pháp chữa trị trong bài viết sau nhé!

1. Nám da là gì?

Nám da là một vấn đề về da phổ biến với các vùng da sẫm màu xuất hiện, thường là trên khuôn mặt. Nám da gây ra bởi sự gia tăng melanin khi được sản xuất quá mức, tạo ra những mảng màu nâu hoặc xám. Ngoài ra, nám da thường do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi không được che năng kỹ. Nám da là một vấn đề thẩm mỹ da, không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc phải.

Nám da khiến nhiều người cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của mình
Nám da khiến nhiều người cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của mình

1.1 Phân loại các loại nám da

Nám được chia thành 3 loại khác nhau như: mám mảng, nám chân sâu, nám hỗn hợp. Để hiểu rõ hơn hãy bạn cùng Viện thẩm mỹ DIVA điểm qua đặc điểm chi tiết như sau:

Nám mảng

Nám nông hình thành là do tế bào melanocyte đưa sắc tố melanin vào trong lớp tế bào sừng. Ngoài ra, loại nám này có màu nâu nhạt, chân nông, chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng da và tập trung thành từng mảng nhỏ. Bên cạnh đó, nám da mảng chủ yếu xuất hiện ở 2 bên gò má, mũi, cằm, đường viền lộ rõ nên dễ phân biệt với những vùng da xung quanh. 

Nám mảng có màu sắc nâu nhạt, thường tập trung thành từng mảng nhỏ
Nám mảng có màu sắc nâu nhạt, thường tập trung thành từng mảng nhỏ

Nám chân sâu

Nám chân sâu màu nâu nhạt đến đen sẫm, đường viền mờ. Bên cạnh đó, loại nám này xuất hiện do tế bào melanocyte đẩy sắc tố melanin từ trung bì vào sâu bên trong. Chúng thường xuất hiện theo từng đốm, chấm tròn nhỏ tương tự như vết thâm sau khi bị mụn. Đặc biệt, tình trạng nám này xuất hiện ở phụ nữ khi bước qua độ tuổi 30 hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Nám chân sâu xuất có màu sẫm, tương tự như vết thâm sau mụn
Nám chân sâu xuất có màu sẫm, tương tự như vết thâm sau mụn

Nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp là tình trạng khá phổ biến, bao gồm cả nám nông và nám chân sâu. Thông thường, chúng xuất hiện chủ yếu 2 bên trán, mũi, gò má, xung quanh mắt. Hơn nữa, nám hỗn hợp có màu sắc, kích thước không đồng đều nên rất khó điều trị.

Nám hỗn hợp được xem là tình trạng khó điều trị nhất
Nám hỗn hợp được xem là tình trạng khó điều trị nhất

1.2 Đối tượng thường gặp nám da

Theo nghiên cứu, nám mặt sẽ xuất hiện nhiều phụ nữ, đặc biệt từ độ tuổi 25 – 50. Tình trạng nám nghiêm trọng, khó chữa nhất chính là giai đoạn phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh. Lúc này có sự thay đổi về nội tiết tố, sinh hoạt hàng ngày dẫn đến tình trạng bị nám mặt ở phụ nữ xuất hiện rất nhiều. 

Nám chính là tên gọi để chỉ những đám, mảng màu nâu, xám nâu trên daNám chính là tên gọi để chỉ những đám, mảng màu nâu, xám nâu trên da
Nám chính là tên gọi để chỉ những đám, mảng màu nâu, xám nâu trên da

2. Nguyên nhân gây ra nám da

Sau khi đã tìm hiểu về sạm danám da là gì? Thì bạn cũng đã biết, tình trạng này được hình thành do 2 nguyên nhân chính: Nội sinh và ngoại sinh

2.1 Nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân nội sinh chính đó là sự lão hóa của làn da. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao nám không xuất hiện ở làn da của trẻ em không? Tại sao tình trạng này chỉ xuất hiện ở phụ nữ đang ở độ tuổi lão hóa? Bởi lão hóa da do tình trạng đứt gãy các sợi Collagen khi càng lớn tuổi, ngoài ra một số nguyên nhân khác phải kể đến như:

  • Di truyền: Nám da có thể bị ảnh hưởng bởi gen, do đó nếu gia đình từng có người bị nám thì nguy cơ con cháu cũng sẽ gặp tình trạng này. Ngoài ra, phần lớn các cặp song sinh cũng đều có đặc điểm này giống nhau, bên cạnh đó người có da sẫm màu dễ bị nám hơn da trắng. 
  • Giới tính: Như đã chia sẻ, nữ sẽ bị nám cao gấp 9 lần so với nam giới.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nám da do thuốc tránh thai, mắc các bệnh về buồng trứng, tuyến giáp.  
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh: Tình trạng nám do nồng độ estrogen, progesterone và hormone tăng cao, từ đó kích thích tế bào hắc tố phát triển.
  • Thuốc: Dùng một số loại thuốc, kháng sinh như thuốc chống viêm da steroid (NSAID), hạ đường huyết, chống co giật, thuốc ngừa thai…
  • Căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ: Nếu tình trạng này kéo dài ở phụ nữ cũng sẽ trở thành nguyên nhân khiến làn da xuất hiện nám. Một số trường hợp được ghi nhận, làn da bị nhiễm độc chì, thủy ngân,… vì sử dụng mỹ phẩm không an toàn, tự nhiên cũng gây ra nám sạm.
Nguyên nhân nám nội sinh chính là nói đến sự lão hóa của làn da dẫn đến tình trạng nám xuất hiện
Nguyên nhân nám nội sinh chính là nói đến sự lão hóa của làn da dẫn đến tình trạng nám xuất hiện

2.2 Nguyên nhân ngoại sinh

Nguyên nhân ngoại sinh tức là những yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động, gây ảnh hưởng đến làn da của bạn. Khiến da bị tổn thương, nhanh lão hóa, cháy nắng và hình thành nám sạm như:

  • Mỹ phẩm: Một số sản phẩm chăm sóc da có thể khiến da bạn trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 
  • Dùng mỹ phẩm bị kích ứng: Đây cũng là nguyên nhân khiến da bị mỏng đi.
  • Xà phòng: Trong xà phòng chứa hóa chất có thể khiến tình trạng nám da nặng hơn. 
  • Tắm nắng: Tia UV là một yếu tố gây ra nám da
  • Ánh sáng xanh màn hình led: Tivi, máy tính, điện thoại,…
  • Chế độ chăm sóc da không phù hợp: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến da suy yếu, giảm sức đề kháng trở nên nhăn nheo.
  • Không bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời như: Thoa kem chống nắng, đội ngũ, mặc đồ kín, đeo khẩu trang, kính mát,… cũng sẽ khiến bạn bị nám bất cứ khi nào.
Nguyên nhân chính yếu khiến bạn bị nám da đó chính là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Nguyên nhân chính yếu khiến bạn bị nám da đó chính là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

3. Dấu hiệu nhận biết của nám da

Dấu hiệu nám da đó chính là sắc tố melanin tăng mạnh khiến da xuất hiện những mảng sẫm màu. Ngoài ra, một số vùng có thể nhận biết thêm như:  

  • Tăng sắc tố da theo từng mảng da, sự rối loạn này sẽ khiến da có màu nâu sẫm hơn bình thường.
  • Nám có thể xuất hiện thành từng mảng lớn hoặc nhiều chấm đen nhỏ tạo thành một cụm lan rộng khắp má, trán, mũi, cằm,… 
  • Bề mặt da có sự bong tróc nhẹ, khô sần và thiếu độ ẩm.
  • Ở khu vực da bị nâu, xám tối màu hơn bình thường sẽ có cảm giác hơi nóng rát, châm chích, tuy không nhiều, nhưng bạn sẽ không thấy làn da căng mịn như bình thường.
  • Trường hợp các mảng đốm nâu xuất hiện khá lớn, không đồng đều ở hai bên gò má nếu không điều trị sớm nám da lan rộng hơn.

Các vị trí nám da thường thấy như 2 bên má, mũi, cằm,… Mặc dù đây không phải là bệnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Do đó, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn, thăm khám phác đồ điều phù hợp.

Nám da thường xuất hiện ở 2 bên má, mũi và cằm
Nám da thường xuất hiện ở 2 bên má, mũi và cằm

4. Cách điều trị nám da

Nám da ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin, việc điều trị nám cần được thực hiện kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là các phương pháp điều trị nám da phổ biến:

4.1 Sử dụng thuốc bôi, kem dưỡng:

  • Hydroquinone: Đây là thành phần phổ biến trong điều trị nám da, giúp ức chế sản xuất melanin. Tuy nhiên, hydroquinone có thể gây kích ứng da, nên cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Arbutin: Hoạt chất này có tác dụng tương tự hydroquinone nhưng ít gây kích ứng da hơn.
  • Kojic acid: Giúp làm mờ nám da mặt, các đốm nâu và ngăn ngừa nám tái phát.
  • Azelaic acid: Có tác dụng kháng khuẩn, chống thâm nám sau viêm và làm sáng da.

Sử dụng thuốc uống:

  • Axit tranexamic: Giúp giảm nám da bằng cách ức chế plasmin, một enzyme kích thích sản xuất melanin.
  • Vitamin C: Chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và làm sáng da.

4.2 Cách trị nám da tại nhà hiệu quả

Đắp mặt nạ:

  • Nha đam: Giúp làm dịu da, giảm kích ứng và dưỡng sáng da.
  • Nghệ: Chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa, làm mờ vết thâm nám.
  • Chanh: Giàu vitamin C giúp làm sáng da và mờ nám.

Lưu ý: Các nguyên liệu thiên nhiên có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng cần kiên trì sử dụng. Tuy nhiên, vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các phương pháp từ thiên nhiên có tác dụng làm mờ nám. 

4.3 Phương pháp thẩm mỹ, can thiệp y khoa

Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả trong việc giảm thâm nám thì đây là giải pháp cuối cùng dành cho bạn. Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như: 

  • Peel da hóa học: Sử dụng axit glycolic, axit alpha hydroxy, axit salicylic loại bỏ lớp da sừng già cỗi giúp da sáng mịn hơn.
  • Laser: Sử dụng năng lượng laser để phá hủy các tế bào sắc tố melanin, giúp làm mờ nám da.
  • IPL (Intense Pulsed Light): Sử dụng ánh sáng cường độ cao để điều trị nám da.
  • Vi kim tảo biển: Kích thích sản sinh collagen, elastin, giúp da sáng mịn và đều màu.
  • Mesotherapy: Bác sĩ sử dụng đầu bơm tiêm với đầu kim nhỏ đưa hoạt chất có khả năng ức chế tế quá trình sản sinh sắc tố xuống các lớp da. Ưu điểm của thủ thuật này đó là không làm cản trở lớp sừng nên mang đến tác dụng cao. 
Tùy vào từng tình trạng nám da bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
Tùy vào từng tình trạng nám da bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

5. Cách phòng ngừa nám da

Ngay khi xuất hiện những vết nám nhỏ chưa nghiêm trọng bạn nên kết hợp với việc bảo vệ da sẽ giúp cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, nếu không ngăn chặn kịp thời thì vết thâm sẽ lan rộng, từ đó việc điều trị cũng mất nhiều thời gian và tốn kém. 

Ngoài ra, sau khi điều trị nếu không bảo vệ, chăm sóc da kỹ lưỡng cũng sẽ khiến nám tái phát trở lại. Do đó, bạn nên chú ý đến cách phòng ngừa nám da từ sớm bằng các biện pháp sau:

  • Chống nắng: Che chắn da cẩn thận khi ra ngoài trời nắng bằng quần áo, mũ rộng vành, kính râm. Bôi kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, phổ rộng UVA/UVB, thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút và thoa lại sau mỗi 2 giờ.
  • Chăm sóc da khoa học: Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Tẩy tế bào chết định kỳ 1-2 lần mỗi tuần để loại bỏ da chết, giúp da sáng mịn. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp làn da được khỏe mạnh, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa. 
  • Giữ lối sống lành mạnh: Chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao và hạn chế thức khuya, không nên căng thẳng quá mức. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra nám da, như: rối loạn nội tiết tố, bệnh gan,…
Lối sống không lành mạnh gây tiêu cực đối với làn da
Lối sống không lành mạnh gây tiêu cực đối với làn da

6. Nám da có tự hết không?

Câu trả lời là không. Nám da khó tự biến mất hoàn toàn. Các mảng nám có thể mờ đi một chút theo thời gian, nhưng sẽ không tự hết hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau giúp làm nám mờ đi tạm thời và tránh các mảng nám đậm màu hơn bằng cách: 

  • Tránh nắng: Tia UV kích thích sản xuất melanin, khiến da sẫm màu và làm nám da nặng hơn. Do đó, việc tránh nắng cẩn thận bằng cách sử dụng kem chống nắng và che chắn da kỹ lưỡng có thể giúp nám mờ đi tạm thời.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da: Một số sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần giúp làm sáng da, mờ nám như: hydroquinone, arbutin, kojic acid, vitamin C, niacinamide. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm này cần sử dụng lâu dài.

Nếu các phương pháp điều trị trên không cải thiện bạn cần can thiệp y khoa để điều trị hiệu quả. Một số phương pháp can thiệp bằng y khoa để điều trị nám có thể kể đến như: laser, peel da hóa học, mesotherapy, ánh áng IPL,…

7. Bị nám da kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị y khoa, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị nám da và ngăn ngừa nám da tái phát.

Các thực phẩm cần hạn chế:

  • Đường: Ăn nhiều đường có thể khiến da bị lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn và nám da.
  • Thực phẩm cay nóng: Các thực phẩm cay nóng có thể khiến da bị kích ứng, tăng nguy cơ xuất hiện nám da.
  • Đồ chiên rán: Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe và có thể khiến da trở nên sạm nám.
  • Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá là những chất kích thích có thể gây hại cho da, khiến da trở nên xỉn màu và tăng nguy cơ xuất hiện nám da.

Thực phẩm nên ăn:

  • Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp thanh lọc da, ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ điều trị nám da.
  • Hoa quả: Hoa quả chứa nhiều vitamin C, E và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa nám da và làm sáng da.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các thực phẩm như cà chua, gừng, nghệ, trà xanh,… chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa nám da và làm sáng da.

8. Câu hỏi thường gặp về nám da

Nám da có chữa khỏi dứt điểm không? 

Nám da là tình trạng sắc tố da không đều màu mà có thể được cải thiện thông qua các phương pháp điều trị như laser, kem chống nắng, và các loại kem làm sáng da. Tuy nhiên, việc chữa khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nám và cơ địa của mỗi người.

Nám da có thể chữa trị được
Nám da có thể chữa trị được

Nam giới có bị nám da không? 

Nám da không phân biệt giới tính, nam giới cũng có thể bị nám da, đặc biệt là do yếu tố gen, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, hoặc do các vấn đề về hormone.

Điều trị nám da mất bao lâu? 

Thời gian điều trị nám da có thể khác nhau tùy theo mức độ nám, phương pháp điều trị được áp dụng, và sự phản ứng của da với điều trị. Một số trường hợp có thể thấy cải thiện sau vài tuần, trong khi những trường hợp khác có thể mất vài tháng.

Nên ăn gì để trị nám da? 

Chế độ ăn giàu vitamin C, E và các chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ điều trị nám da. Bao gồm các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, rau xanh, hạt và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cải thiện tình trạng da.

Bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại rau củ, hoa quả giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình điều trị nám hiệu quả
Bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại rau củ, hoa quả giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình điều trị nám hiệu quả

Sử dụng thuốc tránh thai có gây nám da không? 

Thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể gây ra tình trạng nám da ở một số phụ nữ, đặc biệt là khi họ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng.

Phương pháp điều trị nám bằng công nghệ laser hiện đại tại Viện thẩm mỹ DIVA
Phương pháp điều trị nám bằng công nghệ laser hiện đại tại Viện thẩm mỹ DIVA

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nám da. Nếu bạn có nhu cầu điều trị nám bằng các phương pháp công nghệ cao, hãy gọi ngay đến hotline 1900 2222 (MIỄN PHÍ) để được tư vấn thêm về dịch vụ tại Viện thẩm mỹ DIVA nhé!

5/5 (1 bình chọn)