Nổi mụn nhọt ở nách: Nguyên nhân và cách điều trị
Nổi mụn nhọt ở nách gây sưng viêm, đau nhức vùng da dưới cánh tay. Mụn nhọt ở nách không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần biết về nổi mụn nhọt ở nách và giải pháp điều trị tốt nhất cho bạn, cùng tham khảo nhé!
1. Mụn nhọt ở nách là gì? Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở nách
Viêm nhiễm nang lông ở vùng da dưới cánh tay, tế bào chết tích tụ bên dưới lỗ chân lông gây viêm nhiễm sẽ gây ra tình trạng mụn nhọt. Mụn nhọt ở nách khi mới xuất hiện có kích thước nhỏ, dần dần gây sưng viêm to lên và tích tụ mủ bên trong.
Nổi mụn nhọt ở nách gây ra triệu chứng đau nhức khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể nhận biết mụn nhọt ở nách qua các dấu hiệu sau đây:
- Mụn nhọt mới nhú có màu ửng đỏ, hơi nóng rát và đau nhức.
- Nốt đỏ khá cứng với kích thước chỉ giao động từ 0.5 – 1cm.
- Sau vài ngày, mụn nhọt sẽ mềm và phát triển kích thước lớn hơn.
- Tại nốt nhọt kèm theo ngứa ngáy xung quanh nhọt và nhìn thấy bên trong mụn nhọt chứa đầy dịch và mủ.
- Nếu tình trạng nốt nhọt nặng có thể sẽ gặp triệu chứng như sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết.
- Nếu vùng nách xuất hiện nhiều nhọt cùng một lúc sẽ gây tình trạng nhiễm trùng lớn.
2. Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở nách
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở nách thường gặp, bạn có thể tham khảo:
– Cạo nhổ lông nách nhiều: Chị em thường có thói quen cạo nhổ để làm sạch vùng da dưới cánh tay và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương lỗ chân lông, lông mọc ngược gây viêm nang lông khiến mụn nhọt ở nách dễ xuất hiện.
– Ma sát nhiều: Mặc áo quá chật ở vùng cánh tay, thường xuyên đeo túi xách hoặc balo, khiến cho nách dễ bị tổn thương, nhiễm trùng và hình thành nên mụn nhọt.
– Vệ sinh da không sạch sẽ: Vùng nách thường xuyên đổ mồ hôi nên rất dễ tích tụ bụi bẩn. Nếu vệ sinh không sạch khiến lỗ chân lông bít tắc vi khuẩn có hại phát triển và tấn công gây mụn nhọt.
– Dùng lăn khử mùi thường xuyên: Nhiều người có thói quen sử dụng dùng lăn khử mùi để loại bỏ mùi hôi ở nách, chính điều này cũng dễ khiến cho làn da bị kích ứng và hình thành nhọt.
– Viêm tuyến mồ hôi nách: Đổ quá nhiều mồ hôi khiến vùng da dưới cánh tay ẩm ướt và ấm áp. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây nhọt.
3. Mụn nhọt ở nách có nguy hiểm không?
Có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề mụn nhọt ở nách có nguy hiểm không? Bị mụn nhọt ở nách phải làm sao? Theo các chuyên gia da liễu cho biết, mụn nhọt ở nách là tình trạng khá phổ biến và không quá nguy hiểm, nên bạn đừng quá lo lắng. Mụn nhọt ở nách thường vô hại và có thể tự biến mất theo thời gian.
Những nốt mụn ở nách có thể xuất hiện dưới hình dạng các nốt đỏ không có triệu chứng hoặc những nốt sưng tấy đỏ kèm theo cảm giác ngứa và khó chịu. Lúc này không nên tự ý nặn mụn, nếu không thực hiện đúng cách, khiến dịch mủ tràn lan, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngược vào trong gây nhiễm trùng lan rộng và khó điều trị.
Hầu hết tình trạng mụn nhọt ở nách đều không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Nếu mụn nhọt ở nách có tình trạng tiết ra dịch hoặc gây đau đớn, bạn có thể cần phải tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu uy tín để thực hiện.
Đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện dưới đây:
- Có dấu hiệu sốt.
- Bị sưng hạch bạch huyết.
- Da vùng nách hoặc dưới cánh tay đỏ tấy hoặc xuất hiện các vệt đỏ.
- Các cơn đau dưới cánh tay trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.
- Xuất hiện nhiều mụn nhọt to và đau.
4. Cách điều trị mụn nhọt ở nách
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng việc điều trị mụn nhọt ở nách sẽ được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một cách điều trị mụn nhọt ở nách phổ biến hiện nay:
4.1. Điều trị mụn nhọt ở nách tại nhà
Áp dụng chườm nóng
Thực hiện phương pháp chườm nóng có thể giúp tăng lưu lượng máu và tế bào đến khu vực nhọt và chống lại nhiễm trùng. Đây là một cách giúp mụn nhọt ở nách giảm sưng khá hiệu quả.
Chườm nóng vào khu vực bị nhọt trong 20 phút. Áp dụng 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhọt khỏi hẳn. Nên chú ý đến nhiệt độ để tránh làm bỏng hoặc tổn thương da.
Uống tinh bột nghệ
Trong nghệ có chứa phần lớn hoạt chất curcumin, đây là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm giảm sưng đỏ ở mụn và giúp làm lành sẹo, vết thâm.
Chỉ cần sử dụng 1 muỗng tinh bột nghệ hòa tan với nửa cốc sữa hoặc nước ấm và uống khi còn nóng. Thực hiện uống tinh bột nghệ 3 lần mỗi ngày và liên tục 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt ở nách hiệu quả.
Sử dụng tinh dầu trà xanh
Tinh dầu trà xanh được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, có tác dụng làm giảm đau và viêm sưng do mụn nhọt ở nách gây nên.
Sử dụng tinh dầu trà xanh bôi lên nốt mụn nhọt, nên lấy tăm bông để dễ dàng chấm tinh dầu. Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần các nốt mụn nhọt ở nách sẽ giảm sưng và nhanh chóng biến mất.
4.2. Điều trị mụn nhọt ở nách bằng thuốc
Một số loại thuốc có công dụng giúp giảm viêm sưng và loại bỏ vi khuẩn gây hại mụn nhọt như:
Thuốc kháng sinh: Tetracycline, Erythromycin, kem Clindamycin,…có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong nốt mụn và ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng.
Thuốc Retinoid: Mang lại công dụng giảm viêm sưng và làm tan mụn, tuy nhiên dùng thuốc này cần phải có sự kê đơn và cho phép sử dụng của bác sĩ.
Thuốc chống viêm: Điển hình là Infliximab thường được kê cho tình trạng viêm da nghiêm trọng. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch giúp giảm viêm sưng nhanh chóng, cần được thực hiện ở bệnh viện.
Dùng thuốc điều trị mụn nhọt mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để đảm bảo an toàn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.
4.3. Điều trị mụn nhọt bằng cách hút mủ
Hút mủ mụn nhọt thường được chỉ định cho các trường hợp nốt nhọt nghiêm trọng. Để hút mủ, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng khu vực mụn nhọt, sau đó rách một đường nhỏ ở mụn nhọt và dùng khăn sạch đè lên. Máu và mủ sẽ thấm vào khăn, ngăn chặn tối đa tình trạng lây nhiễm ra xung quanh.
Việc hút mủ ở nhọt cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng đảm bảo an toàn và vô trùng. Do đó, nên đến các cơ sở y tế bệnh viện da liễu để được các bác sĩ có chuyên môn thực hiện nhằm đảm bảo vệ sinh để tránh tái nhiễm và lây lan.
5. Một số cách phòng tránh, ngăn ngừa mụn nhọt ở nách
Mụn nhọt mọc ở nách là một tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để phòng ngừa mụn nhọt tái phát trở lại:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là giữ cho vùng da dưới cánh tay luôn khô thoáng.
- Nên tẩy tế bào chết khoảng 1 lần/tuần để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
- Làm sạch lông đúng cách, không nên cạo nhổ thường xuyên khiến làn da bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng.
- Giặt giũ thường xuyên các đồ dùng cá nhân dễ tiếp xúc với làn da như khăn trải giường, khăn tắm,… nên phơi nắng to để tiêu diệt vi khuẩn.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, cá béo,…
- Cần tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,…
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tránh căng thẳng kéo dài.
Hy vọng với thông tin chia sẻ của Viện thẩm mỹ DIVA ở bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra mụn nhọt ở nách và có biện pháp xử lý đúng cách. Để đạt hiệu quả khi gặp phải mụn nhọt ở nách, tốt nhất bạn nên khám da liễu để được xác định chính xác nguyên nhân, cách điều trị phù hợp nhé!
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.