Mụn cóc ở chân tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ. Đặc biệt nếu mọc ở vị trí lòng bàn chân thì sẽ còn gây đau nhức và khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc ở chân nhé!

1. Mụn cóc ở chân là gì?

Mụn cóc là một loại mụn tự nhiên mọc tại mọi vị trí trên cơ thể, thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay và chân. Mụn cóc không gây đau đớn cũng như gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ.

Mụn cóc hình thành thường là do 2 loại vi khuẩn HPV Type 1 và Type 2 gây ra. Đây cũng là loại virus có chung nguồn gốc với virus gây ung thư cổ tử cung của nữ và sùi mào gà của nam giới.

Mụn cóc ở chân sẽ thường hình thành tại vị trí như ngón chân, mắt cá chân, gót chân, đặc biệt đối với lòng bàn chân sẽ gây đau nhức và khó chịu trong sinh hoạt, hoạt động.

Mụn cóc ở chân nguyên nhân được cho là virus thâm nhập qua các vết trầy xước, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên thường hay hoạt động mạnh và bị thương trên da.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: 

– Tắm ở những nơi công cộng, hồ bơi, sông hồ,… tiếp xúc với đất cát, khu vực vệ sinh kém cũng sẽ khiến hình thành mụn cóc ở chân.

– Bàn chân đổ mồ hôi nhiều, đi giày kín khiến độ ẩm không thoát được gây ẩm mốc, đây là môi trường lý tưởng để mụn cóc phát triển.

Các nốt mụn cóc ở lòng bàn chân sẽ dễ lây lan ra các khu vực khác, kích thước cũng lớn dần hơn và có thể gây đau nhức nhẹ.

mun-coc-o-chan-1
Mụn cóc là một loại mụn tự nhiên mọc tại mọi vị trí trên cơ thể

2. Hình ảnh mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân rất dễ bị nhầm lẫn với các vết chai sạn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, các bạn có thể thấy được những chấm đen nhỏ xíu trong các nốt mụn cóc, trong khi đó vết chai sạn lại không có.

Một số dấu hiệu nhận biết mụn cóc: 

– Mụn nhỏ, sần sùi, có màu da, đen nâu hoặc xám, thường xuất hiện ở vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân.

– Phần đầu mụn có màu đen hoặc chấm đen li ti. Đây là dấu hiệu của sự vón cục các mao mạch.

– Có cảm giác đau nhức khi đứng lên ngồi xuống hoặc đi lại. Khi mụn cóc lớn và ăn sâu vào da thì sẽ tạo cảm giác như có viên sỏi ở chân, gây khó chịu khi mang giày dép.

Tham khảo một số hình ảnh mụn cóc ở chân:

mun-coc-o-chan-2

mun-coc-o-chan-3

mun-coc-o-chan-4
Một số hình ảnh mụn cóc ở chân

3. Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Rất nhiều người khi xuất hiện mụn cóc ở chân đã băn khoăn và lo lắng không biết bệnh này có nguy hiểm không? Mụn cóc ở chân có lây không?

Theo chuyên gia của Viện thẩm mỹ DIVA thì mụn cóc ở chân xuất hiện là do bệnh nhiễm trùng u nhú từ virus HPV. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ cần có quá trình ủ bệnh, trung bình là vài tuần hoặc có thể đến vài tháng.

Mụn cóc hoàn toàn có thể lây từ người này qua người khác chỉ bằng đường tiếp xúc, thậm chí dù chỉ là thoáng qua thì vẫn có thể mắc phải virus này.

Phần lớn người bị mụn cóc ở chân đều không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Các mụn này chỉ có tác động ở bên ngoài, một số mụn cóc ở chân bị ngứa, hơi nhức nhẹ chứ không ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong.

Tuy nhiên, nếu như không có sự điều trị kịp thời, mụn cóc ở chân phát triển với kích thước lớn hơn thì sẽ gây đau đớn khó chịu, thậm chí là có nguy cơ nhiễm trùng.

Để đảm bảo an toàn và sớm chấm dứt tình trạng mụn cóc ở chân, các bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên gia nhé!

mun-coc-o-chan-5
Mụn cóc ở chân không gây nguy hiểm đối với sức khỏe

4. Cách điều trị mụn cóc ở chân

Sau đây là một số phương pháp loại bỏ mụn cóc ở chân mà các bạn có thể tham khảo để sớm giải quyết dứt điểm được tình trạng này nhé!

4.1. Trị mụn cóc ở chân bằng thiên nhiên

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã truyền lại rất nhiều mẹo dân gian chữa mụn cóc ở chân bằng những nguyên liệu thiên nhiên. Phải kể đến như:

– Vỏ chuối xanh: Nhựa từ vỏ chuối xanh sẽ giúp loại bỏ và làm giảm kích thước các mụn cóc ở chân.

  • Dùng mặt trong của vỏ chuối chà xát lên nốt mụn cóc.
  • Sau đó, giữ nguyên vỏ chuối đặt trên mụn có, dùng màng bọc quấn lại.
  • Rửa sạch lại với nước mát sau khoảng 12 tiếng.
  • Tiếp tục thực hiện đến khi mục cóc bong hoàn toàn.

– Củ tỏi: Hoạt chất allicin có trong tỏi được biết đến với khả năng kháng virus và sát khuẩn cho da, từ đó giúp hỗ trợ điều trị các nốt mụn cóc ở chân nhanh chóng.

  • Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước.
  • Làm sạch vùng da có mụn cóc, thoa nước ép tỏi lên các nốt mụn.
  • Giữ nguyên trong khoảng 3 tiếng rồi rửa lại với nước ấm.
  • Áp dụng cho đến khu các nốt mụn được loại bỏ hoàn toàn.

mun-coc-o-chan-6
Trị mụn cóc ở chân bằng vỏ chuối xanh hoặc tỏi

4.2. Trị mụn cóc bằng phương pháp điều trị bảo tồn

Đối với phương pháp này, trước tiên bạn nên thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc da, sau đó sẽ dùng thêm các loại thuốc bôi để thu nhỏ kích thước mụn cóc ở chân và loại bỏ nhanh chóng.

– Vệ sinh: Làm sạch da chân kỹ và đều đặn, ưu tiên các loại xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn cũng như dầu thừa tích tụ ở kẽ chân.

– Dùng viên đá bọt: Sử dụng viên đá bọt để chà nhẹ lên vùng có mụn cóc, điều này giúp loại bỏ da chết nhẹ nhàng và làm giảm kích thước mục.

– Sử dụng thuốc bôi Salicylic Acid: Hoạt chất có khả năng sát trùng và phá hủy tế bào sừng trên da. Dùng thường xuyên sẽ giúp thu nhỏ kích thước mụn cóc ở chân và loại bỏ ra khỏi bề mặt một cách dễ dàng.

mun-coc-o-chan-7
Dùng đá bọt để chà chân, loại bỏ vùng da chết

4.3. Trị mụn cóc ở chân bằng các thủ thuật y khoa

Áp dụng các thủ thuật y khoa để điều trị mụn cóc ở chân là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, phù hợp với những nốt mụn cóc lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt hàng ngày.

– Áp lạnh: Dùng chất lỏng lạnh nitơ để đóng băng các nốt mụn cóc ở  chân. Phương pháp này còn kết hợp với cả Acid Salicylic để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Cần thực hiện nhiều lần mới đạt được kết quả như mong muốn.

– Đốt điện: Phương pháp này sẽ phù hợp với những nốt mụn cóc có kích thước dưới 1cm và mọc tại vị trí khó thực hiện phẫu thuật. Bằng cách dùng dòng điện tần số ca để phá hủy các thương tổn, thực hiện nhanh chóng và đơn giản.

Tuy nhiên việc kiêng cữ, chăm sóc vết thương sau khi đốt điện cần được chú trọng để tránh nhiễm trùng.

mun-coc-o-chan-8
Trị mụn cóc bằng phương pháp đốt điện

– Tiểu phẫu: Sử dụng kim điện để bóc tách mục có ở chân ra khỏi bề mặt da, phù hợp các nốt mụn có kích thước cực lớn.

– Laser CO2: Sử dụng ánh sáng laser để tác động lên các nốt mụn cóc, đóng những mạch máu lại, từ đó mô bị tổn thương sẽ chết đi và khiến mụn cóc tự rụng. Phương pháp này sẽ phù hợp với các nốt mụn cóc ở chân có kích thước dưới 2cm.

Thời gian nghỉ dưỡng ngắn, việc chăm sóc vết thương cũng đơn giản và dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Với phương pháp trị mụn có bằng Laser CO2 thì các bạn nên lựa chọn một địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất nha.

Tại Viện thẩm mỹ DIVA – Hệ thống chuỗi thẩm mỹ uy tín nhất Việt Nam hiện đang ứng dụng công nghệ Laser CO2 trong việc điều trị mụn cóc, đối với những tình trạng mụn nhẹ và kích thước nhỏ.

Hiệu quả điều trị lên đến 98%.

Quy trình điều trị chuẩn Y khoa, đảm bảo an toàn.

Quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu, chuyên môn cao.

Thời gian thực hiện nhanh chóng, không cần nghỉ dưỡng lâu.

Hạn chế tối đa tình trạng mụn cóc tái phát trở lại.

mun-coc-o-chan-9
Trị mụn cóc ở chân bằng phương pháp Laser CO2 Fractional
Đặc biệt chi phí rất hợp lý, cân đối phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Cam kết không phát sinh thêm trong quá trình thực hiện.

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm về mụn cóc ở chân cũng như cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 2222 để được chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA tư vấn và hỗ trợ.

318
Đánh giá