Mắt lé ( mắt lác) – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ngọc Quỳnh
17/10/2022 6142 lượt xem Đã kiểm duyệt

Mắt lé được xem là một dạng bệnh lý, có thể gặp ở trẻ nhỏ, người lớn. Đồng thời, mắt lé còn ảnh hưởng đến thị lực, tâm lý của bện nhân. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé!

1. Mắt lé là gì?

Mắt lé hay còn gọi là bệnh lác, đặc điểm nhận dạng của mắt này không thể nhìn thẳng về phía trước, mắt lệch hẳn so với bên còn lại. Theo các chuyên gia tại Viện thẩm mỹ DIVA cho biết, hiện nay có hai loại mắt lé như sau:

  • Mắt lé đồng hành: Thường gặp ở trẻ nhỏ, một bên mắt lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành.
  • Mắt lé bất đồng hành: Xuất hiện ở người lớn, đặc trưng nhãn cầu bị liệt hạn chế vận động.

>>> Xem thêm: Mắt phượng mày ngài

Mắt lác
Mắt lé đặc điểm nhận dạng là không thể nhìn thẳng về phía trước

2. Nguyên nhân gây mắt lé

Thông thường, mắt có 6 cơ vận nhãn bao gồm: 4 cơ trực, 2 cơ chéo bám xung quanh mắt. Mắt lé xảy ra khi mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do dây thần kinh chi phối. Bên cạnh đó, mắt lé còn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi bởi một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Lé bẩm sinh: Bộc phát trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi.
  • Lé do bệnh lý ở người lớn như: Basedow, đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, từng chấn thương hoặc phẫu thuật mắt.
  • Do yếu tố quy tụ: Xảy ra trong độ tuổi đến trường xuất hiện tật khúc xạ viễn thị hay cận thị.
  • Lé do di truyền từ người thân trong gia đình.

Mắt lé cảm thấy tự ti
Mắt lé xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Tác hại của bệnh mắt lé

Mắt lé tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bởi lẽ, bạn sẽ không cảm nhận được chiều sâu nên khả năng canh khoảng cách kém, đi dễ hụt chân. Một số nghề nghiệp sau này đòi hỏi phải có thị giác tốt như: Lắp ráp máy móc, vận động viên thể thao, dùng kính hiển vi, lái xe,… nếu như không có thị lực tốt thì sẽ khó tìm được công việc như mong muốn.

>>> Xem thêm: Các loại mắt

Choáng váng
Người mắt lé không cảm nhận được chiều sâu, dễ bị hụt chân

4. Triệu chứng của bệnh lé

Mắt lé khi nói chuyện với đối phương sẽ không thể nhìn thẳng mà bắt bị lệch sang 2 bên. Đối với những người lé ẩn thì khi đến thăm khám ở bác sĩ mới có thể phát hiện được. Bên cạnh đó, người bị bệnh mắt lé thường có một số triệu chứng đi kèm như: Mỏi mắt, khả năng tập trung kém, hay đi vấp té, mắt mờ.

>>> Xem thêm: Mắt 1 mí

Đau đầu
Người mắt lé thường dễ bị đau đầu, choáng váng

5. Cách điều trị bệnh mắt lé

Sau khi đã xác định được các nguyên nhân và tác hại của mắt lé thì ở từng trường hợp sẽ có cách điều trị riêng biệt. Đồng thời, phương pháp trị mắt lé cũng khắc phục được nhược điểm, giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

5.1. Mục đích điều trị mắt lé

Đối với mắt lé, chữa trị càng sớm càng tốt, đối với trẻ em sẽ được bảo toàn chức năng thị lực mắt, ngăn ngừa lé nặng, mù. Bên cạnh đó, chỉnh lé còn mục đích cải thiện tính thẩm mỹ cho người lớn.

5.2. Các phương pháp điều trị lé

Theo từng trường hợp mắt lé sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tham khảo một số cách chữa bệnh mắt lé dưới đây nhé!

  • Tập mắt thường xuyên: Liếc sang hướng ngược chiều của mắt lé.
  • Đeo kính có độ quy tụ giúp cho mắt nhìn thẳng.
  • Che mắt khỏe lại, tập nhìn bằng mắt lé để thị lực cải thiện.
  • Tiêm thuốc Botulinum toxin cho những người có trường hợp lé do liệt cơ vận nhãn trong thời gian phẫu thuật. (Lưu ý phương pháp này chỉ giải quyết tạm thời).
  • Phẫu thuật chỉnh cơ vận nhãn không đồng đều.

Bác sĩ khám mắt
Đến bác sĩ để thăm khám tình trạng mắt lé

6. Những câu hỏi thường gặp về bệnh mắt lé

Mắt lé nếu được điều trị sớm sẽ được cải thiện tốt nhất, vì thế khi phát hiện tình trạng bất thường ở mắt bạn nên đến ngay các cơ sở Y Tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến tình trạng mắt lé, hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA giải đáp nhé!

6.1. Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể điều trị lé?

Theo như các chuyên gia tư vấn cho biết, độ tuổi phù hợp nhất để mổ mắt lé sớm là từ 18 – 22 tháng tuổi. Trong quá trình phẫu thuật sẽ được gây mê hồi sức nên không cần phải quá lo lắng đâu nhé!

6.2. Mổ mắt lé có nguy hiểm không?

Phẫu thuật mắt lé tuy không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của bệnh nhân nhưng sau khi mổ có thể xuất hiện một vài biến chứng nhỏ như: Tụ máu gây đỏ mắt, sưng phù,.. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn sẽ tự khỏi và hồi phục.

6.3. Mổ mắt lé có đau không?

Trước khi tiến hành mổ mắt lé bạn sẽ được gây mê nên hoàn toàn không cảm thấy đau rát trong quá trình thực hiện. Sau khi điều trị mắt sẽ đỏ khoảng 1 tuần – 10 ngày và hồi phục.

Chữa mắt
Chữa trị mắt lé sớm để tránh gây ra những di chứng về sau

Với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh mắt lé. Tuy nhiên, để tránh xảy ra những di chứng lâu dài thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm nhất có thể. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi đến Viện thẩm mỹ DIVA qua số hotline 1900 2222 để được tư vấn nhé!

830
0
4.5/5 - (41 bình chọn)
Chia Sẻ

Hỏi đáp

Vui lòng nhập tên

Vui lòng nhập câu hỏi

Tin Cùng Chuyên Mục

Top 6 cách làm mắt 2 mí to tròn tự nhiên đơn giản tại nhà

17/03/2023
Cách làm mắt 2 mí được to tròn, đều nhau được phái đẹp quan tâm khi trang điểm cho đôi mắt của mình. Hiện nay...
XEM THÊM

Cắt mắt 2 mí quy trình chuẩn và các lưu ý sau phẫu thuật

17/03/2023
Cắt mắt 2 mí là thủ thuật tiểu phẫu đơn giản. Tuy nhiên để có được đôi mắt to tròn như đúng mong ước thì...
XEM THÊM

Mắt 1 mí rưỡi là thế nào? Cách biến thành mắt 2 mí dễ dàng

16/03/2023
Mắt 1 mí rưỡi có cảm giác khá nhỏ làm cho gương mặt mất cân đối và khiến họ cảm thấy tự ti. Vậy người...
XEM THÊM

Cách dán kích mí đơn giản và đúng cách ngay tại nhà

09/01/2023
Sở hữu đôi mắt to, tròn, long lanh sẽ khiến bạn trở nên xinh đẹp và thu hút được ánh nhìn từ những người xung...
XEM THÊM

Tướng mắt lé kim là gì? Cách nhận biết & mẹo khắc phục

03/01/2023
Mắt lé kim là tình trạng tròng đen của mắt không nằm ở vị trí chính giữa nhãn cầu mà lệch sang một bên. Mặc...
XEM THÊM
nang-cung-chan-may

Top 7 điều cần biết khi nâng cung chân mày? Tìm hiểu ngay?

26/12/2022
Phương pháp nâng cung chân mày được nhiều người tìm đến mong muốn cải thiện vùng da nhăn nheo, chảy xệ. Liệu cách làm...
XEM THÊM

10+ cách chữa lẹo mắt tại nhà an toàn, hiệu quả nhất

26/12/2022
Hiện nay, có nhiều cách chữa lẹo mắt tại nhà được nhiều chị em áp dụng để chữa trị hiệu quả. Dù không ảnh hưởng...
XEM THÊM

Cắt mí sau 1 tháng vẫn còn sưng? Hình ảnh và cách chăm sóc

28/11/2022
Mí cắt sau 1 tháng có sự thay đổi như thế nào? Sau khi cắt mí, nhiều người lo lắng không biết vết thương ở...
XEM THÊM

Mắt bụp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

28/11/2022
Mí bụp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của chị em. Tình trạng này khiến mắt trở nên lờ đờ, uể oải và...
XEM THÊM