Lở miệng (loét miệng) – Nguyên nhân và cách điều trị
Lở miệng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến thường gặp, nó không quá nguy hiểm tuy nhiên lại gây ảnh hưởng đến quá quá trình sinh hoạt và ăn uống. Ngoài ra, nếu lở miệng quá lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng sưng hạch, nóng sốt cao. Cùng tìm Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu một số cách để chữ trị dứa điểm lở miệng tại nhà nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Lở miệng là gì?
Hiện nay, có nhiều người đang gặp tình trạng lở miệng nhưng chưa biết được lở môi là bệnh gì? Cách hết lở môi ra sao? Giải đáp thắc mắc này thì lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng, loét miệng, hoặc trong khoa học gọi với tên loét Áp – tơ (loét Aphthous Ulcer). Ở các vị trí như: Lưỡi, Nướu (lợi), vòm họng xuất hiện các vết loét nông mà trắng, hình oval có kích thước nhỏ, các vùng xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
Tuy tình trạng này không lây lan và cũng không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra khó khăn trong việc ăn uống hay giao tiếp vì khi cử động hàm sẽ cảm thấy đau rát. Đối với những vết lở miệng thông thường sẽ tư hồi phục sau 6 – 10 ngày.
Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp lở miệng nặng do nhiễm khuẩn khiến cho vết loét lan rộng, kèm theo đó là những triệu chứng sốt cao. Người bệnh sẽ cảm thấy biến ăn, cơ thể lúc nào cũng xanh xao, mệt mỏi thì nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị sớm nhất nhé!

II. Nguyên nhân gây lở miệng
Ngày nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên được biết, lở miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là cho thiếu hụt chế độ dinh dưỡng hoặc độc tố trong chế độ ăn,…. Chính vì vậy mà đút kết được một số nguyên nhân chính như sau:
- Khi đánh răng quá mạnh khiến và chạm vào lưỡi, nướu,… cũng sẽ gây ra các vết thương, từ đó hình thành nên lở miệng.
- Thói quen ăn những thức ăn cay nóng hoặc chứa cồn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lở miệng.
- Nhạy cảm với một số loại thực phẩm gây ra kích ứng.
- Mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, thiết hụt: Vitamin C, B6, axit folic,…
- Thay đổi nội tiết tố ở nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Quá căng thẳng, mệt mỏi khiến cơ thể lao lực. Lúc này cơ thể trao đổi chất dinh dưỡng kém từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập gây lở miệng.
- Khi ăn vô tình cắn phải môi, vô tình gây tổn thương và hình thành nên vết lở trong miệng

III. Mẹo chữa lở miệng hiệu quả ngay tại nhà
Lở miệng khiến bạn lo lắng, khổ sở vì cản trở quá trình ăn uống và sinh hoạt, nếu để lâu dài thì còn khiến cơ thể sa sút . Thì cùng tham khảo tiếp nội dung bên dưới Viện thẩm mỹ DIVA sẽ mách bạn một số cách chữa trị an toàn và hiệu quả.
1. Chữa lở miệng bằng phương pháp tự nhiên
Đối với những vết lở thông thường, còn mới thì rất dễ dàng điều trị. Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng những cách chữ trị tại nhà như sau:
- Tình trạng vết lở đang sưng viêm và chảy máu, bạn có thể áp dụng phương pháp dùng đá chườm lên vết thương. Vì đá có tác dụng làm giảm sưng phù và giảm các cơn đau hiệu quả.
- Thoa mật ong và nghệ vào vết thương. Vì trong mật ong có chứa chất giúp kháng viêm và nghệ giúp vết thương nhanh lành.
- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng xúc miệng làm giảm sưng.
- Dùng bã trà đắp lên vết lở miệng, vì trong tra có chứ tanin đây là một chất kháng viêm giúp vết lở nhanh chóng thu nhỏ lại.
- Ăn sữa chua – đây là một sản phẩm rất tốt cho cơ thể. Bạn có thể nhỏ sữa chua vào vết lở, từ đó các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp kháng viêm giảm sưng cho môi.

2. Chữa lở miệng bằng thuốc
Nhiều người thắc mắc bị lở miệng thì bôi thuốc gì? Gợi ý bạn một số loại thuốc cơ bản để bôi vào vết lở miệng, thường sẽ là dạng gel hoặc dung dịch dầu. Bạn có thể tham khảo như sau:
- Bạc Nitrat công dụng giúp giảm đau nhức ở vùng miệng, nên bôi trực tiếp lên vết thương.
- Đến gặp các y bác sĩ kê toa thuốc giảm đau, sẽ giúp vết lở hồi phục trong vòng 3 – 5 ngày say đó.
- Các loại kem bôi có chứa Triamcinolone acetonide hoặc amlexanox (aphthasol).
- Gel 2% lidocaine bôi vào bết lở miệng.
- Debacterol là một trong những loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc mà tình trạng không thuyên giảm thì bạn cần nên đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để có cách điều trị.
IV. Phải làm gì để phòng ngừa lở miệng?
Bạn không muốn tình trạng lở miệng cứ tiếp diễn và muốn dứt điểm tình trạng này, thì có thể tham khảo cách trị lở môi nhanh nhất như sau:
- Mỗi ngày cung cấp cho cơ thể đủ 2 lít nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ bổ sung được Vitamin, B6,… Giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.
- Dùng bàn chải có lông tơ mềm hoặc thay tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa để giảm nguy cơ tổn thương.
- Thường xuyên vệ sinh miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
- Nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm cay nóng.
- Nghỉ ngơi, thư giản kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Không nên dùng các loại kem đánh răng có chứa spdium lauryl slfate nếu như bạn thường xuyên bị viêm loét.

Lở miệng không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên qua bài viết này hy vọng bạn sẽ tìm được cách chữa trị lở miệng hiệu quả. Đồng thời, nên lưu ý và phòng tránh một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống để lở miệng không tái phát nữa nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Xăm môi bị lở loét – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Phun môi xong bị khô và cách khắc phục tình trạng khô môi
- Dấu hiệu phun môi bị hỏng: Nguyên nhân & cách xử lý
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.