Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi không để sẹo
Phương pháp xóa nốt ruồi được nhiều người lựa chọn vì giúp khắc phục khuyết điểm nhanh chóng. Nếu như bạn đang phân vân không biết kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi như thế nào thì hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Tìm hiểu về cơ chế xóa nốt ruồi bằng laser
Phương pháp tẩy nốt ruồi bằng laser sử dụng bước sóng phù hợp để loại bỏ nốt ruồi trên lớp thượng bì da. Đồng thời, cách làm này còn giúp triệt tiêu những hắc sắc tố ở sâu dưới da. Sau khi xóa nốt ruồi, vết thương cần được chăm sóc cẩn thận để nhanh hồi phục, đều màu với những vùng da xung quanh.
Một trong những phương pháp xóa nốt ruồi tốt nhất hiện nay được các chuyên gia da liễu đánh giá cao đó laser CO2. Công nghệ hiện đại đã thông qua Bộ Y Tế và chứng nhận về độ an toàn, đồng thời bước sóng có thể điều chỉnh với nhiều mức độ, phù hợp với từng làn da khác nhau.
2. Một số vấn đề có thể gặp sau khi tẩy nốt ruồi bằng laser
Theo như kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi của nhiều người cho biết nếu như thực hiện dưỡng da sai cách sẽ dễ gặp phải những vấn đề như: Nổi mẩn đỏ, đau rát tại vùng bắn laser, gây ra sẹo lồi – lõm, thâm sạm, không đều màu,… Chính vì vậy, việc chăm sóc hậu laser là điều vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, kết quả làm đẹp sau khi bắn nốt ruồi còn phục thuộc vào tay nghề của người thực hiện. Nếu như chuyên viên không vững tay nghề, cài thông số quá cao, đốt sâu gây ra sẹo. Ngược lại, thông số thấp, xóa nốt ruồi nông thì không loại bỏ được hết, chúng lại dễ hình lại, thẩm chí lan rộng hơn. Do đó, bạn hãy ưu tiên chọn những địa chỉ có tên tuổi trên thị trường nhé.
3. Bật mí kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Có thể thấy, tay nghề của người thực hiện và cách dưỡng da sau khi xóa nốt ruồi là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời, thẩm mỹ viện DIVA cũng bật mí thêm cho bạn kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi sau đây:
3.1. Giữ ẩm vết thương
Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi đó là hãy giữ ẩm vết thương bằng các loại băng hydrocolloid trong suốt. Vì điều này sẽ ngăn ngừa hình thành sẹo, giúp vết thương phục hồi tốt. Đồng thời, bạn nên tiến hành thay băng thường xuyên vì dịch tiết ra sẽ khiến băng gạc ẩm ướt và việc làm này để tránh nhiễm khuẩn.
3.2. Vệ sinh vết thương
Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch polyhexanide vệ sinh vết thương chính là kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được dùng oxy già hoặc dung dịch chứa iod vì sẽ làm chậm quá trình hồi phục.
3.3. Dùng thuốc hoặc bôi kem dưỡng
Một trong những kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi tiếp theo đó là sử dụng thuốc hoặc bôi kem dưỡng. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua những sản phẩm này mà hãy nhờ chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng.
- Thuốc kháng khuẩn, sát trùng: Da sau khi thực hiện laser sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy bạn hãy sử dụng những loại thuốc kháng khuẩn cần thiết, cụ thể thành phần chứa tinh chất curcumin sẽ kháng khuẩn, ngừa thâm sẹo.
- Thuốc tái tạo da: Sử dụng những sản phẩm này sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, đều màu. Do đó, bạn nên bổ sung các loại kem dưỡng chứa thành phần C, E, axit hyaluronic. Từ đó, thúc đẩy khả năng sản sinh collagen elastin, phục hồi da.
3.4. Dùng biện pháp chống nắng
Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi cuối cùng mà Viện thẩm mỹ DIVA bật mí cho bạn đó là nên thoa kem chống nắng thường xuyên. Bởi lẽ, tia UV tiếp xúc vào làn da có thể gây thâm sạm, xỉn màu, vết thương lâu hồi phục hơn. Bên cạnh đó, bạn ưu tiên lựa chọn kem chống nắng dành riêng cho da nhạy cảm nhé.
4. Những điều cần lưu ý khi tẩy nốt ruồi bằng laser
Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi thì bạn cần cẩn trọng trong việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như sau:
- Kiêng các loại thực phẩm dễ hình thành sẹo như thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản,…
- Hạn chế dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, đường hoặc có cồn. Bởi lẽ những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi làn da.
- Nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho da. Ví dụ như quả bí đỏ, cà chua, gấc, cà rốt, rau diếp cá chứa vitamin A. Còn Vitamin C gồm cam, quýt, bưởi, chanh, dâu,… Vitamin trong hạnh nhân, bơ, dầu oliu, dầu hướng dương, kẽm, socola, hạt bí,… Axit béo Omega 3 của hạt chia, hạt óc chó,…
- Uống nhiều nước khoảng 2 lít nước/ngày để cấp ẩm đủ cho da.
- Không chà xát quá mạnh hoặc gãi lên vết thương vừa tẩy nốt ruồi mà hãy để chúng bong tự nhiên.
- Hạn chế trang điểm để vết thương ở nốt ruồi nhanh lành.
Bài biết trên Viện thẩm mỹ DIVA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi. Để sở hữu được một làn da mịn màng sau khi làm đẹp và không để lại sẹo thì bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc trên nhé.
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.