Cách trị hôi nách tuổi dậy thì hết triệt để tại nhà hiệu quả
Rất nhiều trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành thì cảm thấy tự ti vì bị hôi nách khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân hôi nách tuổi dậy thì là do đâu và cách nào giúp con cải thiện tình trạng này? Để giải đáp những vấn đề này hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
1. Tìm hiểu về tuyến mồ hôi ở trẻ
Hiện tượng tuyến mồ hôi ở trẻ hoạt động quá mức khi chơi thể thao hoặc thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, sau khi bạn đã vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhưng vẫn còn mùi hôi thì có thể là do sự hoạt động của cơ quan da và tuyến mồ hôi của cơ thể. Bên cạnh đó, theo thống kê của các chuyên da cho biết có đến 4 triệu tuyến mồ hôi, được chia thành 2 nhóm chính là:
- Tuyến mồ hôi ngoại tiết: Chúng phân bố khắp cơ thể giúp điều hòa thân nhiệt ổn định hơn và đào thảo độc tố ra bên ngoài. Do đó, tuyến mồ hôi ngoại tiết thường xuất hiện khi cơ thể bị sốt hoặc ăn các loại thực phẩm cay nóng. Mồ hôi lúc này tiết ra thường giống như nước.
- Tuyến mồ hôi đầu tiết: Tập trung nhiều ở khu vực hậu môn, nách và nhạy cảm với chất adrenalin. Vì thế khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãy thì chúng sẽ tiết ra, có trạng thái mờ đục, không mùi. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí, quần áo, bụi bẩn sẽ tạo nên mùi đặc trưng.
Thông thường, hôi nách tuổi dậy thì do tuyến mồ hôi ngoại tiết của trẻ nhỏ hoạt động mạnh mẽ hơn người lớn. Nhưng khi bước vào giai đoạn căng thẳng thì cũng sẽ xuất hiện tuyến mồ hôi đầu tiết. Bên cạnh đó, đặc điểm nhận biết mùi cơ thể ở trẻ là khoảng 12 tuổi trở lên đang bước vào giai đoạn dậy thì.
Thông thường, bé gái sẽ dậy thì nhanh hơn bé trai nên có mùi cơ thể sớm hơn. Trong khi đó các bạn nam sẽ có mùi chậm nữ từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp con bạn chưa đến tuổi dậy thì nhưng vẫn còn mùi cơ thể như người lớn thì hãy đưa đến bác sĩ để thăm khám nhé.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi nách tuổi dậy thì
Ở độ tuổi dậy thì có rất nhiều sự thay đổi trên cơ thể lẫn tâm sinh lý. Trong đó, cơ thể có mùi hôi chính là một trong những vấn đề khiến bạn trẻ lo lắng. Bên cạnh đó, khi phát hiện cơ thể có mùi hôi nách tuổi dậy thì các bạn có cảm thấy stress, tự ti về bản thân. Lúc này, các phụ huynh cần quan tâm đến con cái nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trẻ dậy thì sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi nách. Trong giai đoạn này nội tiết tố DHEA sản xuất quá nhiều gây ra mùi hôi cơ thể cùng với việc xuất hiện lông mu, lông nách, mụn trứng cá,… Ngoài ra, hôi nách ở trẻ còn có thể là do:
- Hội chứng rối loạn phenylceton niệu chuyển hóa thành tyrosine: Bởi vì cơ thể thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase. Tyrosine được biết đến như tiền chất khá quan trọng sản xuất serotonin, dẫn truyền đến các hormon tuyến giáp và melanin. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến mùi hôi da, hơi thở và thậm chí là nước tiểu.
- Hội chứng mùi cá (Trimethylaminuria): Xuất phát từ việc rối loạn quá trình trao đổi chất, gây ra những khuyết tật trong quá trình sản xuất enzyme flavin. Nguyên nhân này khiến cho nách, hơi thở có mùi nặng và tanh.
- Hôi nách tuổi dậy thì do hội chứng tăng tiết mồ hôi: Thường gặp ở thanh thiếu niên thường xuyên dùng nước uống có gas hoặc thức ăn cay nóng hay hoạt động với cường độ cao. Tình trạng mồ hôi này không chỉ xuất hiện ở nách mà còn lây lan sang toàn bộ cơ thể. Chứng tiết mồ hôi này do nhiễm trùng bởi vi khuẩn và rối loạn hormone ở tuổi dậy thì.
- Do liên quan đến thói quen ăn uống, lười vệ sinh: Vì vậy, phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở bé tắm rửa sạch sẽ, đánh răng thường xuyên để tránh việc cơ thể và hơi thở có mùi khó chịu. Đồng thời, vào độ tuổi dậy thì lông nách xuất hiện tạo điều kiện vi khuẩn trú ngụ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi nách tuổi dậy thì
3. Cách khắc phục tình trạng hôi nách tuổi dậy thì
Hôi nách tuổi dậy thì nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Để khắc phục tình trạng trạng này Viện thẩm mỹ DIVA sẽ bật mí cho bạn một số cách trị hôi nách tuổi dậy thì tại nhà như sau:
- Phụ huynh hãy nhắc nhở bé vệ sinh cơ thể hằng ngày, đặc biệt làm sạch vùng da dưới cánh tay. Bên cạnh đó, sau khi tắm xong cũng nên dùng khăn lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Bổ xung cơ thể nhiều hoa quả, rau xanh và các chất mát.
- Tránh ăn những loại gia vị có mùi hăng như hành tỏi, cà ri, ớt,… Ngoài ra, cần kiêng những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, các chất kích thích gồm, rượu, bia,…
- Hãy thay quần áo thường xuyên, không mặc lại quần áo nhiều lần vì sẽ tích tụ vi khuẩn.
- Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát có chất liệu là vải cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt.
- Nếu lông nách quá rậm rạp thì bạn có thể cạo bớt để ngăn ngừa mùi hôi cơ thể.
- Có thể dùng phèn chua, chanh, giấm,… dùng chà lên nách mỗi ngày để hạn chế mùi hôi.
Hạn chế ăn các loại gia vị như hành tỏi vì sẽ gây hôi miệng và vùng da dưới cánh tay
Bài viết trên Viện thẩm mỹ DIVA đã giải đáp giúp bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hôi nách tuổi dậy thì. Hy vọng, các bậc phụ huynh sẽ giúp con cải thiện mùi hôi cơ thể. Ngoài ra, trong bữa ăn cho trẻ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển cho trẻ nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm:
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.