Da dầu là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Da dầu là một tình trạng da phổ biến, xảy ra khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến da tiết ra nhiều dầu hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề như da bóng nhờn, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn trứng cá,… Hiểu được những khó khăn mà da dầu mang lại, bài viết này Viện thẩm mỹ DIVA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc da dầu hiệu quả, giúp bạn lấy lại sự tự tin và sở hữu làn da khỏe đẹp.
1. Da dầu là gì?
Da dầu là một loại da phổ biến, xảy ra khi tuyến bã nhờn nằm ở hệ thống biểu bì hoạt động quá mức, khiến da tiết ra nhiều dầu hơn bình thường. Dầu (hay bã nhờn) là một chất béo tự nhiên do cơ thể sản xuất để giữ cho da mềm mại và mịn màng. Tuy nhiên, khi lượng dầu dư thừa, nó có thể dẫn đến một số vấn đề về da như: mụn trứng cá, lỗ chân lông to,…
Có 3 loại da cơ bản: da khô, da dầu nhờn và da hỗn hợp. Để cho bạn dễ hình dung, dưới đây là sự khác biệt giữa da dầu so với da hỗn hợp và da thường:
- Da thường: Da thường có độ cân bằng tốt giữa dầu và nước, không quá khô cũng không quá nhờn. Lỗ chân lông nhỏ, da mịn màng và ít khi gặp vấn đề về mụn.
- Da hỗn hợp: Da hỗn hợp có sự kết hợp của cả da dầu và da khô. Vùng chữ T (trán, mũi, cằm) thường có xu hướng da dầu, trong khi các vùng còn lại có thể là da thường hoặc da khô.
- Da khô: Da khô thiếu độ ẩm, thường cảm thấy căng rít, bong tróc và dễ xuất hiện nếp nhăn. Lỗ chân lông nhỏ và ít gặp vấn đề về mụn.
Đặc điểm nhận biết cơ bản dễ nhận biết nhất của da dầu là da luôn bóng nhờn, đặc biệt là ở vùng chữ T. Lỗ chân lông to, dễ nhìn thấy, rất dễ bị mụn trứng cá, nhất là mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn viêm. Lớp trang điểm dễ bị trôi, không bám lâu trên da.
2. Dấu hiệu nhận biết da dầu
Để nhận biết bản thân có phải là làn da dầu hay không hãy quan sát một vài dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- Da thường có lỗ chân lông to: Do lượng dầu dư thừa trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến chúng nở rộng và dễ nhìn thấy hơn. Lỗ chân lông to thường xuất hiện nhiều ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
- Da nhờn mụn: Lượng dầu thừa trên da khiến da luôn trong tình trạng bóng loáng, đặc biệt là sau khi rửa mặt hoặc vào buổi chiều tối.
- Da dễ nổi mụn, mụn đầu đen: Dầu thừa kết hợp với bụi bẩn, độ dày của lớp sừng và tế bào chết dễ dàng bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn trứng cá, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
- Lớp trang điểm nhanh trôi: Dầu thừa trên da khiến lớp trang điểm cho da dầu trở nên khó bám, dễ bị trôi và loang lổ.
Để kiểm tra xem bản thân mình có thuộc tuýp người có làn da dầu hay không bạn có thể thử mẹo kiểm tra tại nhà theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt nhẹ và nước.
Bước 2: Lau khô mặt và không áp dụng bất kỳ sản phẩm nào lên da trong vòng một giờ.
Bước 3: Sau một giờ, dùng một tờ giấy thấm để kiểm tra
- Nếu tờ giấy thấm có dầu ở vùng T-zone (trán, mũi và cằm) nhưng không có ở má, bạn có thể là da hỗn hợp.
- Nếu tờ giấy thấm có dầu cả ở T-zone và má, bạn có làn da dầu.
- Nếu da bạn có vẻ bóng loáng khắp mặt, bạn chắc chắn có làn da dầu.
- Nếu da bạn cảm thấy căng và có vảy hoặc bong tróc, bạn có làn da khô.
3. Nguyên nhân gây da dầu
Có hai nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tình trạng da dầu:
Yếu tố không thể thay đổi:
- Di truyền: Da dầu có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Nếu cha mẹ bạn có da dầu, bạn có khả năng cao cũng sẽ sở hữu da dầu.
- Nội tiết tố: Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng dầu trên da. Do đó, da có thể trở nên dầu hơn trong các giai đoạn như dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hoặc mãn kinh.
Yếu tố có thể tác động:
- Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày có thể khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên, dẫn đến da tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp.
- Không dưỡng ẩm đầy đủ khiến da thiếu nước, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn để cung cấp độ ẩm cho da.
- Tẩy da chết quá mạnh có thể làm tổn thương da, khiến da tiết ra nhiều dầu để bảo vệ.
- Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đường, và thiếu chất xơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da tiết ra nhiều dầu hơn.
- Căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, dẫn đến da tiết ra nhiều dầu hơn.
- Thời tiết nóng ẩm khiến da đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến da tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da dầu, đặc biệt là mỹ phẩm chứa nhiều dầu hoặc cồn, có thể khiến da bí tắc và tiết ra nhiều dầu hơn.
4. Cách chăm sóc da dầu nhờn tối ưu
- Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với da dầu:
Nên chọn sữa rửa mặt có độ pH từ 5.5 – 6.0 để cân bằng độ pH cho da. Ưu tiên sản phẩm trị mụn cho da dầu có thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn, chất tạo bọt mạnh hoặc hương liệu. Một số thành phần tốt cho da dầu như Salicylic Acid, Glycolic Acid, Tea Tree Oil,… có thể giúp làm sạch sâu, kiềm soát dầu nhờn trên mặt và ngăn ngừa mụn.
- Tần suất rửa mặt hợp lý:
Nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Không nên rửa mặt quá nhiều lần trong ngày vì có thể khiến da sản sinh dầu nhờn để bảo vệ da, dẫn đến da tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp.
- Sử dụng nước mát hoặc nước ấm:
Tránh sử dụng nước nóng để rửa mặt vì có thể khiến da khô căng và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Nên sử dụng nước mát hoặc nước ấm để rửa mặt.
- Dưỡng ẩm đầy đủ:
Nhiều người lầm tưởng da dầu không cần dưỡng ẩm. Tuy nhiên, da dầu vẫn cần được cấp ẩm đầy đủ để cân bằng độ ẩm cho da, tránh tình trạng da tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp.
Nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel hoặc lotion có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông. Ưu tiên sản phẩm có thành phần cấp nước phù hợp cho da dầu như Hyaluronic Acid, Glycerin, Niacinamide,…
- Kiểm soát dầu thừa & thông thoáng lỗ chân lông:
Sử dụng mặt nạ đất sét để hút dầu thừa, bụi bẩn và se khít lỗ chân lông cho da. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng mặt nạ đất sét 1-2 lần mỗi tuần. Sau đó, có thể sử dụng toner giúp cân bằng độ pH cho da sau khi rửa mặt. Nên chọn toner kiềm dầu chứa thành phần an toàn cho da dầu như Salicylic Acid, Niacinamide,…
Sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ bớt dầu thừa trên da trong ngày hoặc khi da tiết quá nhiều dầu. Nên chọn giấy thấm dầu có chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da.
- Chống nắng kỹ lưỡng:
Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA +++ trở lên. Ưu tiên sản phẩm kem chống nắng phổ rộng, kiềm dầu tốt và không gây bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng mũ, nón, áo khoác, khẩu trang,… để che chắn da khỏi ánh nắng mặt trời.
- Các lưu ý quan trọng khác:
Thực hiện lối sống lạnh mạnh, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ngọt và thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin A, C, E. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp da khỏe mạnh và mịn màng hơn.Nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và cung cấp độ ẩm cho da.
Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến da, dẫn đến da tiết ra nhiều dầu hơn. Hơn nữa, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Do vậy, hãy ngủ đủ giấc và tập luyện thể dục thường xuyên để quản lý căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần.
- Hạn chế trang điểm dày:
Nên trang điểm nhẹ nhàng, sử dụng sản phẩm trang điểm phù hợp với da dầu, không chứa dầu và có khả năng kiềm dầu tốt. Tẩy trang kỹ lưỡng trước khi đi ngủ, giúp loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn và bã nhờn trên da, giúp da thông thoáng và hạn chế tình trạng mụn.
- Khám da liễu khi cần thiết:
Nếu da dầu gây khó chịu kéo dài hoặc mụn viêm nặng. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị mụn trứng cá phù hợp.
5. Có nên dưỡng ẩm cho da dầu không?
Nhiều người lầm tưởng rằng da dầu không cần dưỡng ẩm vì da đã có lượng dầu tự nhiên. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Da dầu vẫn cần được dưỡng ẩm đầy đủ để cân bằng độ ẩm, tránh tình trạng da tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp.
Vì sao da dầu cần dưỡng ẩm?
- Da dầu thiếu nước: Da dầu có thể bị mất nước do nhiều yếu tố như: rửa mặt quá nhiều, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, môi trường nóng ẩm,… Khi da thiếu nước, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn để bù đắp, khiến da càng tiết ra nhiều dầu hơn.
- Dưỡng ẩm giúp cân bằng độ pH: Da dầu thường có độ pH cao hơn da thường. Dưỡng ẩm giúp cân bằng độ pH cho da, tạo môi trường thuận lợi cho da khỏe mạnh.
- Dưỡng ẩm giúp da khỏe mạnh: Dưỡng ẩm giúp da mềm mại, mịn màng, giảm thiểu tình trạng da bong tróc, sần sùi.
Dưới đây là một vài gợi ý các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp cho da dầu được tham vấn bởi các Bác sĩ Da liễu tại Viện thẩm mỹ DIVA:
Kem dưỡng ẩm dạng gel: Ưu điểm của kem dưỡng dạng gel là thấm nhanh, tạo cảm giác nhẹ mặt, phù hợp cho da dầu mụn.
Gợi ý sản phẩm:
- Simple Kind To Skin Hydrating Light Moisturiser Simple: Chứa thành phần Pro-Vitamin B5, Vitamin E, Glycerin giúp cấp ẩm và làm dịu da.
- Neutrogena Hydro Boost Water Gel: Chứa Hyaluronic Acid giúp cấp ẩm và khóa ẩm cho da.
Kem dưỡng ẩm dạng lotion: Ưu điểm của dạng kem dưỡng dạng lotion là cấp ẩm tốt hơn, phù hợp cho da hỗn hợp thiên dầu.
Gợi ý sản phẩm:
- La Roche-Posay Effaclar Mat Mattifying Moisturizer: Chứa Niacinamide giúp kiềm dầu, se khít lỗ chân lông và cấp ẩm cho da.
- CeraVe Facial Moisturizing Lotion PM: Chứa Hyaluronic Acid, Niacinamide, Ceramides giúp cấp ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và làm dịu da.
Lời khuyên cho da dầu nhờn khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm:
- Nên chọn sản phẩm có ghi chú “oil-free” (không chứa dầu) và “non-comedogenic” (không gây bít tắc lỗ chân lông).
- Chọn sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bí da.
- Nên thử sản phẩm trước khi sử dụng để tránh kích ứng da.
Trên đây là những thông tin hữu ích về da dầu và cách chăm sóc da dầu hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại da của mình và có được phương pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bạn gặp tình trạng da dầu nhiều và gặp tình trạng mụn viêm. Hãy đến Viện Thẩm Mỹ DIVA để được các bác sĩ da liễu tư vấn và điều trị hiệu quả. Hoặc liên hệ hotline 1900 2222 để được tư vấn miễn phí.
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.