Covid – 19 Tàn Phá Cơ Thể Người Ra Sao?
Mục lục
Dù Covid -19 thành đại dịch toàn cầu nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về cách thức virus SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể con người. Tính tới thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid – 19 gây ra. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân.

“Virus sẽ từ từ xâm lấn xuống các ống phế quản. Khi đến phổi, màng nhầy của phổi bị viêm, sẽ phá hủy phế nang hoặc túi phổi. Phổi bắt buộc phải làm việc nhiều hơn để thực hiện chức năng như cung cấp oxy cho máu lưu thông khắp cơ thể và loại bỏ carbon dioxide trong máu” – ông Schaffner nói.
Mục Lục Bài Viết
Covid – 19 trực tiếp gây tổn thương
Sau dịch SARS, WHO quan sát thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi.
Tổn thương phổi nghiêm trọng
Các dữ liệu sơ bộ cho thấy Covid -19 gây triệu chứng nhẹ ở 82% bệnh nhân, số còn lại bị nặng hoặc nguy kịch.
“Những ngày đầu mới nhiễm, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào cilia bảo vệ tế bào niêm dịch. Mất đi lớp bảo vệ đó, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid -19 bị viêm cả hai lá phổi, đi kèm triệu chứng khó thở”. – Giáo sư Frieman cho biết.

Đây là lúc giai đoạn 2 bắt đầu. Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để khắc phục những tổn thương. Nếu hoạt động đúng, quá trình viêm này được kiểm soát và chỉ giới hạn ở bộ phận nhiễm virus.
Nhưng đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức, chúng sẽ giết tất cả trên đường đi, không phân biệt virus hay mô khỏe mạnh.
Giai đoạn 3, tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như “tổ ong”. Đó là đặc điểm của bệnh nhân mắc Covid -19.
Tổn thương đường tiêu hóa, gan và thận
Khoa học chưa rõ virus gây Covid – 19 có thâm nhập kiểu này không, nhưng 2 nghiên cứu đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine và trang medRxiv phát hiện nó tồn tại trong phân người, dấu hiệu cho thấy đây cũng có thể là nguồn lây lan, dù chưa chắc chắn.
Khi một chủng virus corona gốc động vật tấn công hệ hô hấp, lá gan thường cũng là “nạn nhân”. Các bác sĩ đã chứng kiến tổn thương gan ở bệnh nhân COVID-19, đa số là nhẹ nhưng nếu nặng có thể dẫn tới suy gan.
“Một khi virus đã đi vào đường máu, chúng có thể bơi đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Gan lại là bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn. Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo”, chuyên gia Anna Suk-Fong Lok của ĐH Michigan (Mỹ) giải thích.
Thông thường, khi gan, phổi đã suy thì thận của bệnh nhân đó nhiều khả năng cũng bị ảnh hưởng. Đây không phải biến chứng thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
Cập nhật tình hình mới nhất về Covid – 19

WHO cũng khuyến cáo những người bị ho dai dẳng, sốt và cảm thấy khó thở nên đi khám sớm. Đồng thời, hãy kể cho bác sĩ biết lịch sử đi lại trong vòng 14 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Hoặc nói rõ bạn đã có tiếp xúc gần với người bị ốm, có những triệu chứng hô hấp hay không. “Vì sức khỏe của bạn – Tương lai của đất nước” Hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid – 19.