
Mẹo khắc phục đôi môi nứt nẻ, chảy máu an toàn tại nhà
Khi môi gặp tình trạng khô căng quá mức, bị nứt nẻ và bong tróc thành từng mảng lớn sẽ rất dễ xảy ra chảy máu môi. Vậy chảy máu môi nên làm gì? Cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà sao cho hiệu quả? Hãy cùng viện thẩm mỹ DIVA tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!
Mục Lục Bài Viết
Chảy máu môi nên làm gì?
Môi bị khô căng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn, mà còn gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chảy máu môi, và nếu không khắc phục kịp thời sẽ rất dễ khiến môi bị nhiễm trùng.
Khi gặp tình trạng chảy máu môi, việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến là làm sạch vết thương, nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công khiến vết nứt nghiêm trọng hơn.
✓ Nên sử dụng nước muối sinh lý thấm nhẹ để lau sạch vết máu, thời gian này nên hạn chế sử dụng các loại sữa rửa mặt, tránh gây kích ứng môi.
✓ Sau đó, sử dụng một viên đá nhỏ chườm lên vị trí bị chảy máu để máu tạm ngừng chảy và giảm cơn đau nhức. Tuyệt đối không giữ nguyên tại một vị trí mà nên di chuyển xung quanh để môi không bị bỏng lạnh.

Cách trị chảy máu môi cực kỳ hiệu quả
Khi bị chảy máu môi, ngoài việc làm sạch và giảm đau cho môi, bạn nên chú ý hơn đến cách làm lành vết thương trên môi để tránh bị nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia Thẩm mỹ viện DIVA, môi lúc này đang bị tổn thương nên việc lựa chọn các sản phẩm thoa lên môi là vô cùng quan trọng.
Dầu mè trị chảy máu môi
Trong dầu mè có chứa hợp chất sesamolin và sesamin có khả năng chống oxy hóa và làm lành vết thương rất tốt.
Khi thoa dầu mè sẽ giúp tái tạo mô nhanh chóng, các vết nứt trên môi sẽ liền lại và giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu.

Thoa dầu nho trị chảy máu môi
Dầu nho có chứa một lượng lớn các dưỡng chất như oleic, linoleic, stearic và axit béo palmitic,…ngoài ra dầu nho còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi và làm lành các vết thương.
Đặc biệt, dầu nho còn giúp hạn chế tình trạng môi bị mất độ ẩm, tạo màng bảo vệ môi khỏi sự tác động của vi khuẩn và tác nhân ngoài môi trường.

Cách trị chảy máu môi bằng nghệ
Nghệ là nguyên liệu thiên nhiên giúp chữa lành vết thương rất phổ biến, hợp chất curcumin trong nghệ có khả năng chống oxy hóa, thu hẹp miệng vết thương, hạn chế nhiễm trùng.
Ngoài ra, nghệ còn có khả năng thúc đẩy sự hình thành của các mô liên kết mới, kích thích sản sinh collagen giúp môi mau lành và hạn chế để lại sẹo.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại dầu tự nhiên khác như: dầu rum, dầu hướng dương, dầu thơm hoa cúc,…đây đều là những loại dầu có khả năng tái tạo các mô bị tổn thương, phục hồi và làm lành nhanh chóng.
Cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà
Để không phải lo lắng đến tình trạng chảy máu môi, chuyên gia DIVA spa khuyên rằng bạn nên chú trọng hơn vào cách trị môi khô bong tróc, các cách chăm sóc môi tại nhà.
Uống nhiều nước
Môi bị khô, nứt nẻ là do bị cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, chính vì vậy, việc bổ sung nước sẽ giúp cải thiện tình trạng môi khô ráp, mang lại đôi môi ẩm mượt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước ép, sinh tố trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt,….

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B2
Cơ thể thiếu vitamin B2 cũng là nguyên nhân khiến cho môi bị khô và bong tróc, do đó bạn nên bổ sung ngay các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 để không còn phải lo lắng chảy máu môi.
Các loại thực phẩm chứa vitamin B2 như: rau xanh (có màu xanh đậm), chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, sữa, trứng,…

Tẩy tế bào chết cho môi
Lớp da chết dày trên môi cũng là nguyên nhân khiến môi luôn bị khô, khi các lớp da bong ra khỏi môi sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu môi. Chính vì vậy, bạn nên tẩy da chết cho môi 2 – 3 lần/tuần để đôi môi luôn ẩm mịn.

Làm mềm môi bằng nguyên liệu thiên nhiên
Cách trị môi nứt nẻ tại nhà hiệu quả nhất là sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để dưỡng ẩm cho đôi môi. Sau khi tẩy tế bào chết, bạn nên đắp mặt nạ môi để giúp các dưỡng chất thấm sâu hơn, mang lại hiệu quả mềm môi tốt hơn.
- Mật ong
- Dầu dừa/dầu oliu
- Nha đam
- Dưa chuột

Sử dụng son dưỡng môi
Bên cạnh các nguyên liệu tự nhiên giúp làm mềm môi, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm dưỡng môi chuyên dụng khác như vaseline, thuốc mỡ,….
Trước mỗi buổi tối, thoa một lớp son mỏng và để qua đêm, giúp máu lưu thông tốt hơn, sau đó rửa sạch lại vào sáng hôm sau.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có cách chăm sóc môi đúng cách để hạn chế tình trạng chảy máu môi. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ qua hotline 19006689 để được chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm bài viết:
- Tự nhiên môi bị sưng – Nguyên nhân & cách khắc phục
- Tiêm filler môi là gì? Bao lâu thì ổn định?
- Môi đẹp là môi như thế nào? Top 7 kiểu môi đẹp nhất thế giới
- Phun môi giá bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá mới nhất
- Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không? Góc giải đáp
- 9+ cách trị thâm môi bẩm sinh hiệu quả nhất tại nhà
- Phun môi hồng baby là gì? Giá bao nhiêu? Ở đâu đẹp?
- 10+ Cách làm môi hết thâm sau 1 đêm đơn giản, hiệu quả nhất
- Viền môi bị thâm – Dấu hiệu và cách trị viền thâm nhanh chóng
- Dấu hiệu phun môi bị hỏng: Nguyên nhân & cách xử lý
Hỏi đáp
Tin Cùng Chuyên Mục

Phun môi là gì? Có nên phun môi không? Giá bao nhiêu?
25/01/2023
Phun môi Collagen là gì? Màu nào đẹp? Giá bao nhiêu?
24/01/2023
Xăm môi nên kiêng ăn gì? Nên ăn gì để môi lên màu đẹp
23/01/2023
Khử thâm môi là gì? Có đau không? Giá bao nhiêu?
23/01/2023
Cách chăm sóc môi sau khi phun xăm để lên màu chuẩn đẹp
22/01/2023
7+ cách làm môi mỏng đẹp tự nhiên tại nhà
22/01/2023
Bảng màu phun môi: đẹp, HOT Trend nhất 2023
22/01/2023
Phun môi màu hồng cam có đẹp không? Giá bao nhiêu?
22/01/2023