Một số thói quen xấu như: Cắn mút, liếm môi sẽ gây ra một số rủi ro ảnh hưởng đến răng miệng, tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, bài viết này Viện thẩm mỹ DIVA sẽ phân tích về tác hại của việc cắn môi và cách khắc phục nhé.

1. Vì sao nhiều người có thói quen cắn môi?

Liếm môi hay cắn môi là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở người lớn lẫn trẻ em. Bên cạnh đó, thói quen này thường xảy ra những lúc căng thẳng hay lo lắng về điều gì đó. Lúc này, hành động tự cắn lên môi sẽ diễn ra trong vô thức mà bạn không hề tự chủ được. Ngoài ra, một số người còn cắn lên môi như hoạt động giải trí khi rảnh rỗi để mang đến cảm giác thích thú cho bản thân.

Cắn đôi môi
Cắn môi thể hiện cảm xúc lo lắng hoặc diễn ra như một thói quen

2. Tác hại của việc cắn môi thường xuyên

Nếu như cắn môi với tần suất ít sẽ được xem như vô hại. Tuy nhiên, hành động này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những tổn thương đến sức khỏe răng miệng như: Môi khô, bong tróc, viêm loét,… Theo các chuyên gia cho biết thành phần men tiêu hóa trong nước bọt khi len lỏi vào da và môi còn dẫn đến viêm niêm mạc, khiến môi khô, xuất hiện vết nứt.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, căn môi thường xuyên sẽ làm tổn hại cơ thể, những người này sẽ mắc chứng Body Focused Repetitive Behavior (BFRB) – nhóm bệnh lý rối loạn cưỡng chế. Từ hành vi này cho thấy bạn đau bị đau khổ nên có những hành động vô ý gây tổn thương chính mình. Độ tuổi thường mắc bệnh là 11 – 15 trong đó nữ nhiều hơn nam.

Ngoài ra, hội chứng này có thể bắt nguồn từ gen di truyền, tuy nhiên nguyên nhân chính xuất phát từ tính cách, mức độ căng thẳng của cuộc sống,… Cách chuyên gia khuyên bạn nên nhận thức hành vi của mình sau đó ghi lại bằng nhật ký hoặc hình ảnh để khắc phục.

Lở môi
Cắn môi nhiều có thể gây lở loét, nhiệt miệng

3. Cắn môi có làm lệch khớp răng không?

Nhiều người thắc mắc không biết cắn môi nhiều có làm lệch khớp răng không? Thì được biết, khi cắn lên môi nhiều sẽ dẫn đến tình trạng “vẩu” nghĩa là hàm trên bất đối xứng với hàm dưới. Ngoài ra, khớp cắn cũng bị xô lệch từ đó khiến phát âm sai, mặt bị hô hoặc móm.

Ngoài ra, trẻ mút môi dưới còn dẫn đến tình trạng in dấu răng, tăng trương lực vùng cằm. Cùng với đó răng trên ngả về môi, răng dưới ngả lưỡi, mọc chen chúc, xương khuôn mặt kém phát triển.

Răng mọc không đều
Cắn môi sẽ dẫn đến tình trạng “vẩu”, lệch khớp cắn

4. Cách khắc phục tình trạng cắn môi

Một số người có thể ngừng thói quen cắn môi mà không cần điều trị, đồng thời môi cũng phục hồi dần sau một thời gian. Nhưng đối  trẻ em thì có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ Lip Bumper phối hợp với nha sĩ để bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, cắn lên môi nhiều khiến môi vị viêm nhiễm thì có thể sử dụng kem dưỡng ẩm và kem steroid để bôi giúp nhanh chóng phục hồi.

Một số phương pháp khác như: Thôi miên, châm cứu, sử dụng thuốc an thần theo toa, tập thể dục, luyện tập hơi thở, chọn sống lành mạnh. Những liệu pháp này sẽ giúp bạn tránh căn bệnh BFRB và giảm cắn môi hiệu quả.

Bên cạnh đó, trẻ em thường mút tay trong vô thức khi ngủ, tập trung học bài, xem phim, đọc truyện,… Do đó, bố mẹ có trách nhiệm quan sát trẻ thường xuyên để nhắc nhở con khắc phục. Từ đó, tần suất mút môi cũng giảm đi đáng kể.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên dành thời gian chơi cùng con để bé xao nhãng và quên đi việc cắn môi. Cùng với đó, không nên quên khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng nhé.

Nhắc nhở bé
Nhắc nhở bé về tác hại của việc cắn môi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Hy vọng, với những thông tin Viện thẩm mỹ DIVA gợi ý trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác hại của việc “cắn môi”. Nếu như bạn hoặc người thân đang có thói quen này hãy từ bỏ để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh hơn nhé.

Đánh giá