Bé cười hở lợi khắc phục như thế nào hiệu quả?
Bé cười hở lợi thường rất khó phát hiện hơn với người lớn nhưng nếu mẹ tinh ý phát hiện kịp thời sẽ khắc phục được sớm. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng bé cười hở lợi không? Hãy tham khảo các chia sẻ từ Viện thẩm mỹ DIVA dưới đây để tìm cho mình lời giải đáp ngay nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Cách nhận biết bé cười hở lợi
Cười hở lợi rất dễ nhận biết, nụ cười thì bị lộ nứu. Đây là tình trạng nướu lộ ra nhiều hơn khi bạn cười. Cụ thể, nụ cười được coi là hở lợi nếu khi cười lộ nướu khoảng 3mm trở lên (tính từ chân răng đến viền môi).
- Cười hở nướu nhẹ: Khi cười, phần nướu lộ ra khoảng 3 – 4mm, tức là chưa đến 1/4 chiều dài của răng
- Cười hở lợi vừa phải: khoảng cách từ chân răng đến môi trong khoảng 4mm – 7mm, nhỏ hơn 1/2 chiều dài của răng.
- Cười hở lợi nặng: Nướu dài khoảng 8 mm, chiếm hơn 1/2 chiều dài của răng.
- Cười hở lợi rất nặng: Nướu lộ ra nhiều hơn chiều dài của răng, có khi che gần hết cả răng. Thông thường, mức độ cười hở lợi này đi kèm với hô, vẩu.
Lưu ý, bé cười hở lợi thường khó nhận ra hơn ở người lớn, đặc biệt nếu trẻ đang mọc răng sữa. Phải cho đến khi răng sữa được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn thì bố mẹ mới có thể dễ nhận thấy.
Nếu bạn quan sát thấy răng của trẻ có xu hướng chìa ra ngoài nhiều hoặc thân răng quá ngắn thì nguy cơ cười hở lợi là rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ thói quen mút ngón tay cái và thè lưỡi khiến răng chìa ra ngoài dẫn đến cười hở lợi. Hoặc cũng có thể là do nướu phát triển bất thường, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng miệng,…

2. Bé cười hở lợi có nên khắc phục không?
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của bé bị cười hở lợi, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để được điều trị thích hợp. Tuy đây không phải là bệnh lý ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng nhưng lại tác động mạnh đến tính thẩm mỹ, trẻ dễ cảm thấy ngại ngùng, tự ti khi lớn lên. Do đó, mà bỏ lỡ rất nhiều cơ hội phát triển, chất lượng cuộc sống giảm sút.
- Trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi, răng và xương hàm của trẻ vẫn đang phát triển, và điều quan trọng nhất là lượng răng sữa khá nhỏ nên rất khó xác định liệu bé cười hở lợi khi lớn hay không.
- Từ 12 đến 18 tuổi, răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Đồng thời, xương hàm của trẻ lúc này đã phát triển hoàn chỉnh. Đây là lúc cha mẹ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết con mình có cười hở lợi hay không.

3. Các cách khắc phục bé cười hở lợi hiệu quả
Như đã đề cập ở phần đầu, trẻ em từ 2 đến 5 tuổi khó nhận biết dấu hiệu cười hở lợi. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm răng và hàm của trẻ đang phát triển, những can thiệp trong thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của hàm. Mặt khác, có nhiều trường hợp bé cười hở lợi là tự nhiên nhưng lại biến mất khi trưởng thành. Do đó, không cần phải điều trị cười hở lợi khi con bạn còn nhỏ.
Thay vào đó, cha mẹ có thể giúp con thay đổi thói quen dẫn đến cười hở lợi, chẳng hạn như mút ngón tay cái. Các bậc cha mẹ hãy nói chuyện và cho con bạn một số lời khuyên về việc mút ngón tay cái có hại như thế nào.
Hoặc mẹ có thể dùng một loại nước có vị chua, đắng mà trẻ không thích bôi trực tiếp lên các kẽ ngón tay của trẻ. Khi cho vào miệng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và dần dần sẽ từ bỏ thói quen này.

4. Nếu bé cười hở lợi khi đã lớn thì phải làm sao?
Sau khi trẻ thay răng vĩnh viễn, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu cười hở lợi, hãy đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám. Tùy vào nguyên nhân gây cười hở lợi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất. Chẳng hạn:
4.1. Niềng răng
Nếu cười hở lợi là do răng nhô ra, bác sĩ có thể chỉ định niềng răng kết hợp với đánh lún để điều chỉnh răng về vị trí lý tưởng và cải thiện tình trạng cười hở lợi. Thông thường, phương pháp niềng răng chữa cười hở lợi này được áp dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên đã mọc đầy đủ răng vĩnh viễn.
4.2. Cắt nướu
Khi xác định rằng cười hở lợi là do bệnh nướu răng gây ra, bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật chuyên dụng hoặc tia laser để loại bỏ phần nướu che phủ thân răng. Phương pháp này chỉ áp dụng khi trẻ đủ 18 tuổi.
4.3. Giảm cơ nâng ở môi
Nếu nhóm cơ vòm miệng phát triển hơn bình thường, tức là cơ môi bị hếch lên khi cười, bác sĩ sẽ tiến hành cắt cơ nâng môi và tiêm chất làm đầy để giảm lực kéo môi đảm bảo môi chỉ bị kéo vào trong. Khuyến cáo của bác sĩ là chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đủ 18 tuổi.
4.4. Phẫu thuật chỉnh hàm hô
Trường hợp bé cười bị hở lợi do xương hàm phát triển quá mức thì sẽ nhanh chóng được phẫu thuật cười hở lợi để cải thiện. Lưu ý rằng giải pháp này cũng yêu cầu độ tuổi tối thiểu là 18 để thực hiện.
Bé cười hở lợi không phải là vấn đề lớn nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Theo dõi sự phát triển răng và hàm của bé thường xuyên trong suốt tuổi trưởng thành. Nếu bạn phát hiện vấn đề sớm, hãy gặp nha sĩ uy tín để có thể chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ thẩm mỹ viện DIVA đã giúp ích được các mẹ nhé!
XÁC NHẬN THÔNG TIN
Hãy xác nhận thông tin để hỏi đáp và nhận được câu trả lời, tư vấn từ đội ngũ CSKH và QTV tại Viện thẩm mỹ DIVA.