Chăm sóc sau nâng mũi là yếu tố quyết định hơn 20% kết quả thẩm mỹ mũi, đảm bảo tạo dáng mũi đẹp tự nhiên, hạn chế các rủi ro, biến chứng không mong muốn. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết thêm những kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi nhé!

1. Nâng mũi là gì? Triệu chứng sau nâng mũi

Chiếc mũi đóng vai trò quan trọng quyết định tổng thể khuôn mặt có cân đối, hài hòa hay không. Sống mũi cao và thon gọn góp phần giúp gương mặt thanh tú và hài hòa hơn. Tuy nhiên, thực tế là người châu Á có chiếc mũi cao khá thấp. Vì vậy, nhiều người tìm đến các phương pháp nâng mũi để tìm lại dáng mũi ưng ý.

Nâng mũi thực chất là một tiểu phẫu thẩm mỹ nhằm tạo hình lại dáng mũi cao, thẳng, cân đối và hài hòa hơn. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên mũi và đưa chất liệu vào bên trong để nâng cao sống mũi. Chất liệu sử dụng có thể là sụn tự thân, sụn nhân tạo hoặc silicone,…

Chính quá trình này sẽ để lại những tổn thương nhất định ở vùng mũi. Sau đây là những triệu chứng phổ biến sau khi nâng mũi:

  • Sau khi nâng mũi sẽ có hiện tượng sưng đau nhẹ ở một số trường hợp cơ địa tốt.
  • Hầu hết các trường hợp đều bị phù nề, sưng tấy mũi và vùng quanh mắt.
  • Một số trường hợp bị bầm tím trong từ 2 đến 3 tuần.
  • Mũi có cảm giác khó thở.
  • Dịch mũi tiết ra nhiều hơn.
nâng mũi là gì
Nâng mũi tạo hình dáng mũi thẳng, cân đối, hài hòa

2. Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp khắc phục các khuyết điểm không mong muốn như mũi thấp, tẹt, mũi gồ ghề, không cân đối,…tạo dáng mũi mới thon gọn, thanh thoát, biến hóa cho gương mặt nổi bật và cuốn hút hơn.

Kết quả thẩm mỹ sau khi nâng mũi được quyết định bởi 80% là ở công nghệ, tay nghề bác sĩ, còn lại 20% là ở chế độ chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu không thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vết thương sẽ lâu hồi phục và dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng kết quả.

Sau đây là một số kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi giúp rút ngắn quá trình phục hồi vết thương, mang lại dáng mũi đẹp nhanh chóng, hiệu quả lâu dài.

2.1. Vệ sinh vùng mũi bằng nước muối

Phẫu thuật nâng mũi sẽ can thiệp vào phần mô mềm và sụn nên vùng mũi sẽ xảy ra hiện tượng chảy dịch nhầy vài ngày đầu tin, đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Khi đó, bạn nên sử dụng một miếng băng gạc nhỏ đặt bên dưới mũi để hút các dịch tiết ra, lưu ý thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc mũi sau khi nâng là nên dùng nước muối sinh lý, thực hiện 3 – 4 lần/ngày, tùy thuộc mức độ can thiệp mũi khác nhau mà bạn có thể tham khảo xịt rửa bên trong và ngoài, tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Vệ sinh vùng mũi bằng nước muối
Vệ sinh vùng mũi bằng nước muối

2.2. Chăm sóc sau nâng mũi bằng chườm đá

Sau khi nâng mũi, tình trạng sưng nhẹ, hơi đỏ tại vùng mũi là phản ứng bình thường của cơ thể, để giảm thiểu tình trạng sưng, bạn nên sử dụng đá lạnh chườm lên vùng mũi, sau đó chuyển sang chườm nóng để tránh thâm bầm.

Cách chăm sóc vết thương sau nâng mũi:

  • Nên sử dụng túi chườm chuyên dụng, tránh nước thấm gây ảnh hưởng quá trình phục hồi vết thương.
  • Thực hiện 2 – 3 ngày, mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút.
  • Sau 3 – 4 ngày, sử dụng khăn ấm để chườm nóng vùng quanh mũi.
cham-soc-sau-nang-mui-1
Chườm đá giúp giảm sưng sau nâng mũi

2.3. Chăm sóc sau nâng mũi bằng bôi thuốc mỡ

Việc sử dụng thuốc mỡ cũng là cách chăm sóc sau nâng mũi, giải pháp vừa giúp bảo vệ vết thương, vừa rút ngắn quá trình hồi phục, đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Đặc biệt khi nâng mũi bằng sụn tai, sụn vách ngăn, bạn nên thực hiện kết hợp vệ sinh, sát khuẩn vùng lấy sụn và bôi thuốc mỡ.

Bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày, sáng và tối, tuy nhiên khi sử dụng thuốc mỡ, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh việc phản tác dụng.

cham-soc-sau-nang-mui-2
Bôi thuốc mỡ là cách chăm sóc sau nâng mũi

2.4. Lưu ý vận động sau khi nâng mũi

Sau phẫu thuật nâng mũi bạn có thể về nhà và sinh hoạt bình thường. Để rút ngắn thời gian lành thương và đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn, bạn cần có kế hoạch chăm sóc hậu phẫu tỉ mỉ và lưu ý tuyệt đối trong sinh hoạt sau nâng mũi.

Theo các chuyên gia làm đẹp, việc vận động mạnh và không phù hợp sau nâng mũi sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, không có lợi cho quá trình lành thương, thậm chí có thể tiềm ẩn nguy hiểm như sống mũi bị gãy.

Dưới đây là các lưu ý quan trọng sau vận động nâng mũi bạn nên nhớ:

Lưu ý về tập thể dục 

Điều quan trọng bạn cần biết là tập thể dục sau nâng mũi sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sưng và bầm tím, đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn. Nhưng điều khác với thông thường là sau nâng mũi chúng ta nên chú ý đến cường độ và thời gian vận động để đảm bảo an toàn cho dáng mũi. Cụ thể:

  • Trong tuần đầu sau nâng mũi, tránh khuân vác nặng và tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 2 tuần, bạn có thể tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, hít thở tại chỗ,…
  • Sau khoảng 2-3 tháng, bạn có thể tập lại các môn thể thao dùng nhiều sức như chạy bộ, cầu lông, bóng chuyền,…
Lưu ý vận động sau khi nâng mũi
Lưu ý vận động sau khi nâng mũi

Lưu ý tư thế ngủ

Tư thế nằm ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi. Nếu bạn ngủ sai tư thế sẽ dẫn đến dịch mũi tích tụ, dẫn đến mũi bị vẹo. Vậy nâng mũi xong có được nằm nghiêng? Lưu ý tuyệt đối không được nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ. Thay vào đó, hãy ngủ ở tư thế nằm ngửa để giúp ổn định hình dạng mũi.

Ngoài ra, để tránh trường hợp vô tình thay đổi tư thế khi ngủ say, bạn có thể sử dụng gối ôm 2 bên hoặc gối chữ U để cố định tư thế ngủ. Nên thực hiện theo lưu ý này cho đến khoảng 3 đến 4 tuần hoặc cho đến khi hình dáng mũi ổn định hoàn toàn và liên kết mũi chắc chắn thì bạn có thể nằm ngủ với tư thế thoải mái hơn. Tuy nhiên, cũng hạn chế nằm sấp để không ảnh hưởng đến mũi.

Kiêng quan hệ 

Nâng mũi có quan hệ được không cũng là thắc mắc của nhiều chị em. Các chuyên gia cho rằng bạn không được quan hệ tình dục trong vòng 15 ngày sau nâng mũi. Bởi việc sinh hoạt của các cặp đôi sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, lâu gây sưng tấy và bầm tím, kéo dài thời gian lành vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Sau khoảng 15 ngày, bạn có thể quan hệ tình dục trở lại, nhưng sự gần gũi nên nhẹ nhàng và tránh chạm vào mũi. Đến khoảng 1 tháng sau thì có thể quan hệ tình dục như bình thường mà không lo ảnh hưởng đến dáng mũi.

Kiêng quan hệ sau nâng mũi
Kiêng quan hệ sau nâng mũi

Lưu ý gội đầu

Bạn nên hạn chế gội đầu trong vài ngày đầu sau nâng mũi. Sau đó, nếu muốn gội đầu, bạn nên gội ở tiệm để được thợ cắt tóc làm sạch trong tư thế nằm thẳng. Không bao giờ gội đầu ở tư thế uốn cong ở nhà vì tư thế này có thể ảnh hưởng đến hình dạng mũi của bạn. Đồng thời tự gội ở nhà còn làm tăng nguy cơ bị nước ngấm vào gây viêm nhiễm.

2.5. Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sau khi kết thúc phẫu thuật nâng mũi, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch tại phần mũi, sau đó sẽ quay lại hút dịch lần 2 sau 1 ngày và đeo băng nẹp cố định mũi. Việc hút dịch, đeo nẹp cố định là vô cùng quan trọng giúp cố định mũi, tránh hiện tượng xô lệch. Sau đó khoảng 7 ngày, bạn sẽ quay lại tái khám và tháo nẹp cố định.

Ngoài ra, để làm giảm cảm giác đau nhức sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau uống tại nhà. Khi đó, bạn cần tuân thủ đúng lịch uống thuốc, đảm bảo đủ liều lượng, không nên tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng dùng mà không được bác sĩ cho phép.

Đặc biệt, phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, để kiểm tra tình trạng vết thương, tránh những rủi ro biến chứng không mong muốn.

2.6. Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp

Thời gian đầu chăm sóc sau nâng mũi, cơ thể bạn sẽ không có cảm giác thèm ăn, tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể lựa chọn các món ăn như súp, cháo hoặc các loại nước ép, sinh tố giúp tăng sức đề kháng, phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số loại thực phẩm nên và không nên ăn:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, hoặc các loại nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ.
  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây có chứa vitamin.
  • Kiêng các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, mưng mủ, gây sẹo lồi như rau muống, thịt bò, hải sản, trứng, đồ nếp,…
  • Hạn chế các loại thức uống có gas, cồn, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…

cham-soc-sau-nang-mui-3
Cách chăm sóc sau nâng mũi là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

2.7. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Việc nghỉ ngơi hợp lý cùng là một trong những cách chăm sóc sau nâng mũi mà bạn nên lưu ý thực hiện. Trong thời gian 1 – 2 ngày đầu tiên, bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm những việc nặng, quá sức, đổ mồ hôi nhiều để giúp vết thương được ổn định, lành nhanh chóng hơn.

Tuyệt đối không thức khuya, ngủ đúng giờ, đúng giấc giúp tinh thần thoải mái, từ đó thời gian hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

3. Những lưu ý nên và không nên sau khi thẩm mỹ nâng mũi

Ngoài chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng cách và an toàn nhất. Hãy tham khảo một số lưu ý trong quá trình chăm sóc để rút ngắn thời gian lành thương và đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn.

3.1. Sau khi nâng mũi nên làm gì để mũi nhanh lành?

Ngoài cách chăm sóc sau nâng mũi được chia sẻ ở trên, bạn hãy đảm bảo thực hiện một số điều sau để có được dáng mũi cân đối, hoàn hảo như mong đợi:

  • Nên đeo nẹp và hít thở đều đặn để giúp định hình mũi và tránh bị lệch trong tuần đầu sau phẫu thuật. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian đeo mắc cài có thể khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng để giảm đau. Không bao giờ thay đổi liều lượng mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
  • Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ, đồng thời theo dõi sát sao quá trình hồi phục của dáng mũi.
  • Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, không làm việc quá sức, không để áp lực kéo dài.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng, tránh bỏ bữa để ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
Sau khi nâng mũi nên làm gì để mũi nhanh lành?
Sau khi nâng mũi nên làm gì để mũi nhanh lành?

3.2. Những lưu ý không nên làm sau khi nâng mũi

Chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc sau nâng mũi:

  • Khi vệ sinh vùng mũi, hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và tránh để nước tiếp xúc trực tiếp vào vết thương.
  • Không sờ nắn, tác động mạnh vào vùng mũi, tránh gây tổn thương cho mũi.
  • Khi ngủ, không nên nằm úp hoặc nằm nghiêng để hạn chế sưng, lệch vẹo dáng mũi.
  • Không nên đeo kính, trang điểm cho đến khi cắt chỉ. Đối với trường hợp bị cận có thể thay thế bằng kiếng áp tròng.

Một số lưu ý khi thực hiện chăm sóc sau nâng mũi

Đánh giá