Sau khi nâng mũi, vết thương bao giờ lành hẳn, ổn định và vào form đẹp chắc hẳn là vấn đề được nhiều chị em băn khoăn nhất. Sau đây hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu nâng mũi sau 3 tháng sẽ như thế nào và cách chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật phù hợp nhất nhé!

1. Phẫu thuật nâng mũi sau 3 tháng sẽ như thế nào?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ chỉnh sửa dáng, cấu trúc mũi. Với phương pháp này, bác sĩ không chỉ tác động vào sống mũi mà còn can thiệp đến vách ngăn, đầu và thậm chí là xương mũi để dáng mũi mới đẹp tự nhiên, hoàn hảo hơn.

Nâng mũi là một ca tiểu phẫu nên khách hàng không cần mất nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, để sở hữu dáng mũi đẹp, đạt tỉ lệ và trở nên cuốn hút hơn thì sau khi nâng mũi cần có thời gian hồi phục nhất định. Do đó, nâng mũi sau 3 tháng sẽ như thế nào được khá nhiều chị em quan tâm.

Theo bác sĩ, nâng mũi sau 3 tháng thì vết mổ gần như đã lành hẳn và mũi cũng bắt đầu vào form chuẩn hơn. Nâng mũi sau 3 tháng, bạn có thể sinh hoạt bình thường và bạn cũng không cần phải kiêng cữ trong quá trình ăn uống.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian ổn định dáng mũi và vết thương lành hẳn sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, nếu nâng mũi tại cơ sở uy tín, chất lượng với bác sĩ tay nghề giỏi và chế độ chăm sóc tốt thì vết thương sẽ sớm hồi phục chỉ trong vòng 3 tháng. Còn nếu lựa chọn địa chỉ giá rẻ, hoạt động chui, bác sĩ tay nghề thấp sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, một số trường hợp nâng mũi sau 3 tháng bị sưng đỏ, đau nhức khó chịu. Triệu chứng này xuất hiện có thể do quy trình nâng mũi không đảm bảo vệ sinh, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hay sử dụng sụn độn kém chất lượng. Do đó, nếu nâng mũi sau 3 tháng gặp tình trạng sưng đỏ, đau nhức thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra ngay nhé!

Phẫu thuật nâng mũi sau 3 tháng sẽ như thế nào?
Phẫu thuật nâng mũi sau 3 tháng đã lành hẳn hay chưa?

2. Các giai đoạn hồi phục vết thương sau khi nâng mũi

Để biết rõ được nâng mũi sau 3 tháng đã lành, ổn định chưa thì bạn hãy cùng thẩm mỹ viện DIVA tìm hiểu quá trình hồi phục vết thương qua từng giai đoạn nhé!

2.1. Giai đoạn 1: 10 ngày đầu

Trong khoảng thời gian này, dáng mũi chưa hoàn toàn ổn định và còn tình trạng sưng đỏ, bầm tím, đau nhức. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn cách chăm sóc vết thương của bác sĩ.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, chất liệu sụn nâng vẫn chưa liên kết hoàn toàn với cấu trúc mô, cơ bên trong khoang mũi. Do đó, bạn cần tuân thủ chỉ định mang nẹp nâng mũi 24/24 để ổn định dáng mũi và tránh cho cấu trúc bị lệch, vẹo.

Giai đoạn 1: 10 ngày đầu
Trong 10 ngày đầu tiên mũi vẫn còn cảm giác đau nhức và khó chịu

2.2. Giai đoạn 2: Sau 2 – 3 tháng

Ở giai đoạn này, mũi hoàn toàn hết đau nhức và không còn tình trạng sưng tấy, khó chịu. Trong thời gian này, mũi đang dần ổn định, sụn nâng tạo liên kết với mô, tế bào ở bên trong khoang mũi nhưng chưa chắc chắn. Do đó, để dáng mũi chuẩn, đẹp tự nhiên thì bạn nên áp dụng chế độ kiêng cũ phù hợp.

Nâng mũi sau 3 tháng, bác sĩ sẽ chỉ định thoa thuốc chống sẹo kèm hướng dẫn nhằm giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt, nếu nâng mũi sau 3 tháng bị sưng đau, khó chịu thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để thăm khám và xử lý kịp thời nhé!

Giai đoạn 2: Sau 2 - 3 tháng
Nâng mũi sau 3 tháng thì vết thường đã dần lành hẳn

2.3. Giai đoạn 3: Từ 6 tháng – 1 năm

Thông thường, nâng mũi sau 3 tháng trở đi thì dáng mũi đã bắt đầu vào form hoàn toàn. Thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, mũi tái định hình lại form dáng và chất liệu độn cũng đã liên kết bền vững bên trong khoang mũi. Do đó, bạn có thể sờ, đụng chạm lên sống mũi mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc.

Tuy nhiên, dù mũi đã ổn định, vào form chuẩn thì bạn vẫn cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Việc tái khám sẽ giúp duy trì dáng mũi đẹp lâu dài và phát hiện những thay đổi bất thường, tránh tình trạng nhiễm trùng, hoại tử mũi.

Giai đoạn 3: Từ 6 tháng - 1 năm
Từ 6 tháng trở lên mũi đã lành hẳn và ổn định hơn

3. Cách chăm sóc để mũi nhanh lành sau khi nâng

Để vết thương nâng mũi sau 3 tháng lành hẳn và ổn định thì bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc đúng cách. Sau đây Viện thẩm mỹ DIVA sẽ gợi ý cách chăm sóc mũi sau khi nâng chuẩn nhất, bạn hãy tham khảo và thực hiện theo để có dáng mũi đẹp ưng ý nhé!

3.1. Chườm lạnh và chườm ấm

Sau khi nâng mũi 24 giờ, bạn nên chườm lạnh để giảm sưng tấy và đau nhức. Sau 48 giờ, bạn hãy chuyển qua chườm ấm để tan đi những vết bầm và giúp máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, nên lưu ý không được để nước tiếp xúc với vết thương hở nhé!

Chườm lạnh và chườm ấm
Sau khi nâng mũi bạn nên chườm lạnh và chườm ấm để giảm đau

3.2. Vệ sinh mũi đúng cách

Để nâng mũi sau 3 tháng lành hẳn thì khi phẫu thuật xong bạn cần vệ sinh mũi sau khi nâng bằng nước muối sinh lý và bông gạc sạch khoảng 2 lần/ngày. Đặc biệt, bạn cần giữ cho mũi luôn khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời.

Để nâng mũi sau 3 tháng lành hẳn thì khi phẫu thuật xong bạn cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và bông gạc sạch khoảng 2 lần/ngày.
Để nâng mũi sau 3 tháng lành hẳn thì bạn cần vệ sinh mũi đúng cách

3.3. Không va chạm và hoạt động mạnh

Sau khi nâng mũi, sụn chưa được định hình trong khoang mũi. Do đó, bạn tuyệt đối không được va chạm và hoạt động mạnh ảnh hưởng đến mũi. Bạn cần đi lại nhẹ nhàng và không tập thể dục thể thao trong thời gian này.

Không va chạm và hoạt động mạnh
Sau khi nâng mũi bạn không được va chạm và hoạt động mạnh

3.4. Ngủ đúng tư thế

Sau khi nâng mũi bạn không nên nằm nghiêng mà phải ngủ đúng tư thế thẳng, gối cao đầu. Trong thời gian này, tốt nhất bạn nên ngủ một mình và không để nhiều gối hay thú bông để tránh va chạm vào mũi.

[Góc giải đáp] Nâng mũi xong có được nằm nghiêng không?

 

Sau khi nâng mũi bạn không nên nằm nghiêng mà phải ngủ đúng tư thế thẳng, gối cao đầu
Để nâng mũi sau 3 tháng lành hẳn thì bạn nên ngủ đúng tư thế thẳng, gối cao đầu

3.5. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Để vết thương nâng mũi sau 3 tháng lành hẳn thì bạn phải xây dựng chế độ dinh dưỡng với thực đơn cho người mới nâng mũi phù hợp. Cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh và vết thương nhanh chóng lành. Để mũi nhanh chóng hồi phục, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ lượng nước mỗi ngày.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để mũi nhanh chóng lành

3.6. Kiêng thực phẩm gây hại

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì nâng mũi kiêng ăn gì? Bạn cần tránh xa các thực phẩm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, dễ gây sẹo. Để tránh tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng thì sau khi nâng mũi bạn cần kiêng thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, rượu bia,…

Kiêng thực phẩm gây hại
Sau khi nâng mũi bạn nên kiêng các loại thực phẩm gây hại

3.7. Sau khi nâng mũi nên uống thuốc và tái khám đúng lịch hẹn

Nếu muốn nâng mũi sau 3 tháng vết thương lành và ổn định thì bạn cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần nhớ lịch tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục và phát hiện kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.

uống thuốc và tái khám đúng lịch hẹn
Sau khi nâng mũi nên uống thuốc và tái khám đúng lịch hẹn
Đánh giá